CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1011 Sự cần thiết chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay sang mô hình quản trị quốc gia tốt / Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Thanh Thảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.3-11 .- 342.59706
Một trong những xu hướng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của nhà nước đương đại là chuyển dịch từ mô hình quản lý sáng quản trị. Tại Việt Nam, quá trình này cũng đã được manh nha trong những năm gần đây, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích sự cần thiết của việc chuyển đổi từ quản lý nhà nước sang quản trị quốc gia tại Việt Nam, cũng như những khó khăn và thách thức của quá trình này.
1012 Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với thương mại điện tử Việt Nam / Nguyễn Minh Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.11-18 .- 346.5970702632
Thương mại điện tử là một lĩnh vực quan trọng được các bên thỏa thuận danh nhiều ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong bài viết này, tác giả phân tích những qui định về thương mại điện tử trong RCEP; đánh giá tác động của RCEP đến thương mại điện tử của Việt Nam; và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để vừa phát triển thương mại điện tử theo qui định của RCEP, vừa bảo vệ được các doanh nghiệp trong các nước trước bối cảnh mở cửa cho các đối tác nước ngoài.
1013 Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất / Huỳnh Thị Kim Thoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.18-26 .- 346.597 043
Trong bài viết này, tác giả trình bày khái niệm, vai trò của khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đồng thời, phân tích những bất cập trong qui định của pháp luật hiện hành dẫn đến thực trạng nguồn tài chính này chưa được khai thác hiệu quả; từ đó đề xuất một số kiến nghị.
1014 Xác định chủ thể của hợp đồng tín dụng trong quá trình giải quyết tranh tại toà án / Phan Trung Hiền, Lê Văn Cư // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- 16(464) .- Tr.27-34 .- 346.597 073
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng ( bên cho vay) với pháp nhân, cá nhân(bên vay) có đủ những điều kiện do luật định. Thông qua việc phân tích những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp tại Tòa án liên quan đến chủ thể trong hợp đồng tín dụng, các tác giả kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật về Xác định chủ thể trong hợp đồng tín dụng của Việt Nam.
1015 Bất cập trong qui định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Bùi Khắc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.35-39 .- 346.066
Bài viết này, tác giả trình bày các quy định chung của pháp luật về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng; phân tích những bất cập của Nghị định số 34/2018/NĐ-CP và kiến nghị hoàn thiện.
1016 Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính / Đặng Thị Thu Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.40-48 .- 342.59706
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về một số điểm mới về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhằm tăng cường bảo đảm các quyền của con người chưa thành niên, giúp họ có được môi trường cải tạo, giáo dục lành mạnh, nhân ái hơn. Trong bài viết này, tác giả phân tích các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính, nêu lên một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện
1017 Pháp luật Cộng Hòa Pháp về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến động sản : quyền cầm giữ; bảo lưu quyền sở hữu và giá trị tham thảo cho Việt Nam / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.49-58 .- 346.597048
Trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối vật có đối tượng là động sản, có hai biện pháp đáng chú ý, đó là quyền cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Thực tiễn ghi nhận việc thực hiện các biện pháp này khá phổ biến, nhất là liên quan đến các tài sản như ô tô, xe máy, nhưng pháp luật hiện hành chưa qui định chặt chẽ và khó áp dụng. Việc tìm hiểu kỹ nội dung của các chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này trong pháp luật của Cộng hòa Pháp sẽ giúp ích cho việc hoàn thiện các chế định tương ứng trong pháp luật Việt Nam.
1018 Cơ quan chuyên trách quốc gia về hợp tác công- tư tại một số quốc gia Châu Á và kiến nghị đối với Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tài // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 16(464) .- Tr.59-64 .- 342.59706
Trong bài viết này, các tác giả trình bày về cơ quan chuyên trách quốc gia liên quan đến hợp tác công - tư ở một số quốc gia Châu Á, trong đó tập trung bàn về thiết chế và các tác động tương đối bao trùm lên các thỏa thuận hợp tác công - tư; và đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam.
1019 Bàn thêm về khái niệm "Nhà nước Pháp quyền" / Nguyễn Hữu Đổng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.5-9 .- 342.597
Nhà nước pháp quyền là khái niệm được nhiều người quan tâm nghiên cứu, chỉ ra tính chất hình thức, bản chất nội dung sự thật; tuy nhiên, khái niệm này chưa được làm rõ về nguyên lý thật của nó. Tác giả bài viết cho rằng, nhà nước pháp quyền được hiểu là quốc hội, chính phủ, tòa án trong chính quyền nhân dân của quốc gia xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện pháp luật kiến tạo phát triển bền vững thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả phân tích sự thật và lý giải khái niệm nhà nước pháp quyền, hạn chế và nguyên nhân sai lầm nhận thức nó, đồng thời kiến nghị giải pháp khắc phục ở Việt Nam trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.
1020 Tranh chấp lao động cá nhân - thực tiễn và giải pháp hạn chế / 2354 - 0664 // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.10-13 .- 344.01597
Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là việc tranh chấp về tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động. Việc pháp luật quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phù hợp sẽ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như góp phần ổn định quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn nhiều bất cập, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, vì thế nhiều trường hợp lợi ích hợp pháp của người lao động còn chưa được bảo vệ đúng mức. Bài viết trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng, những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đưa ra một số khuyến nghị khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.