CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1041 Về hoạt động thu thập chứng cứ là vật chứng của luật sư / Nguyễn Thanh Thảo Nhi // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 8 - 11 .- 340

Phát hiện, thu thập chứng cứ và thu thập vật chứng trong vụ án hình sự là một trong các hoạt động thuộc thẩm quyền của luật sư nhằm tìm ra và thu giữ những sự kiện, sự vật liên quan đến hành vi phạm tội, để từ đó khai thác những sự kiện, sự vật này làm cơ sở cho việc bào chữa, bảo vệ thân chủ cũng như góp phần vào việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Bài viết phân tích các quy định pháp luật đối với nguồn chứng cứ là vật chứng, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về thực trạng và những khó khăn mà các Luật sư gặp phải khi thu thập chứng cứ là vật chứng của vụ án. Bài viết phân tích các quy định pháp luật đối với nguồn chứng cứ là vật chứng, qua đó thể hiện quan điểm của tác giả về thực trạng và những khó khăn mà các luật sư gặp phải khi thu thập chứng cứ là vật chứng của vụ án.

1042 Những xung đột lợi ích điển hình trong hành nghề luật sư / Nguyễn Hải Nam // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.12 - 16 .- 340

Với bài “ Giải quyết xung đột lợi ích trong hàng nghề luật sư” đăng Tạp chí Luật sư Việt Nam số tháng 9/2022, tác giả đã phân tích khái niệm “xung đột lợi ích” và những yêu cầu về hành vi ứng xử cơ bản của luật sư Việt Nam. Bài viết dưới đây tiếp tục phân tích những tình huống điển hình về xung đột lợi ích mà luật sư phải giải quyết trong khi hành nghề.

1043 Về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự / Lưu Thị Ngọc Lan // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.17 - 19 .- 340

Bài viết đề cập đến chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật, những khó khăn vướng mắc khi thực hiện và hướng đề xuất, kiến nghị.

1044 Pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.20 - 24 .- 340

Quyền riêng tư là quyền con người, gắn với mỗi cá nhân con người, được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam xác định rõ, rất nhấn mạnh, thậm chí coi quyền riêng tư là “thiêng liêng” là “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, với nhận thức xã hội còn hạn chế, sự lạm quyền của bộ máy quyền lực, sự phức tạp và xung đột lợi ích xã hội, sự bất ổn trong an sinh xã hội và an ninh cá nhân, những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và công nghệ mới….quyền riêng tư và đang bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng trong tất cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế, dân sự, đời sống cộng đồng và sinh hoạt gia đình. Việc nâng cao nhận thức pháp lý và hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tư đang trở nên cấp bách có tính thời sự cao.

1045 Sở hữu công của cộng đồng làng xã đối với đất đai trong lịch sử và hiện nay / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy // .- 2022 .- Số 10 .- Tr.24 - 28 .- 340

Hơn bất cứ thời gian nào khác, đất đai ở Việt Nam đang là vấn đề nóng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong tổng số khiếu nại, tố cáo và cả tham nhũng thời gian vừa qua, hơn 70% có liên quan đến đất đai, nhất là đất canh tác. Nguyên nhân của vấn đề là quy chế của loại hình đất đai này. Xin được giới thiệu quy chế ruộng công của làng xã Việt Nam thời phong kiến và bài học cần phải rút ra cho việc giải quyết những khó khăn hiện nay.

1046 Giới hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp theo luật đất đai hiện hành và những vấn đề đặt ra / Phạm Thị Hương Lan // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.29 - 33 .- 340

Ở nước ta, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước điều hành, quản lý đất đai và trao lại quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Người sử dụng đất được quyền dùng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện các giao dịch và được Nhà nước bảo vệ các quyền hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ dân sự, quyền sử dụng đất của người dân còn bị hạn chế bởi các quy định pháp luật đất đai hiện hành. Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến giới hạn về quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

1047 Một số bất cập trong thực tiễn về bồi thường thiệt hại cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật / Nguyễn Quốc Duy, Nguyễn Khắc Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 34 - 37 .- 340

Trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì các tổ chức kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro xuất hiện mỗi lúc một nhiều bởi những tác động tiêu cực. Tinh thần thượng tôn pháp luật lao động của chủ đầu tư với tư cách người sử dụng lao động đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, liên quan đến bồi thường thiệt hại cho người lao động do người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đã phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể sử dụng lao động theo pháp luật hiện hành đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

1048 Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với phát triển văn hóa pháp luật / Ngô Ngọc Diễm // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 34 - 37 .- 340

Nâng cao vai trò, nhận thức của toàn dân trong việc phát triển văn hóa pháp luật thì sự đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò lớn trong những năm gần đây. Bài viết phân tích, đánh giá về thành tựu và đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc phát triển văn hóa pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp.

1049 Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 3 - 9 .- 340

Nguyên tắc pháp quyền là một trong những cấu thành quan trọng của quản trị tốt. Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

1050 Kiểm soát hoạt động thu thuế đối với khu vực kinh tế chưa được quan sát tại Việt Nam / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 18 (466) .- Tr. 3 - 9 .- 340

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động của khu vực kinh tế chưa được quan sát đang phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát thuế đối với khu vực kinh tế này còn chưa hiệu quả. Trong bài viết này, các tác giá tập trung phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát thuế đối với khu vực chưa được quan sát và đưa ra các giải pháp nhằm thu thuế hiệu quả, bảo đảm công bằng, nâng cao vai trò điều chỉnh của pháp luật, tránh thất thu thuế.