CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1861 Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ / Trần Việt Tân, Ngô Đức Toàn, Nguyễn Thị Bạch Tuyết // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 170 - 176 .- 610

Xác định các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai. Kết quả số mẫu thu thập được gồm 275 sản phụ đáp ứng tiêu chí chọn mẫu với tỷ lệ bệnh: chứng là 1: 4, trong đó nhóm bệnh (55), nhóm chứng (220) với các đặc điểm: tuổi trung bình đa số từ 25-dưới 35 tuổi (bệnh 67% và chứng 70%), đa số làm nghề hành chính văn phòng (bệnh 58% và chứng 55%), tiền sản giật (bệnh 15% và chứng 11%), sinh lần 2 trở lên (bệnh 27% và chứng 31%), có bệnh mạn tính (bệnh 24% và chứng 20%). Phân bố tỷ lệ các đặc tính mẫu ở 2 nhóm bệnh chứng là tương đương nhau. Sau khi phân tích mối liên quan đơn biến giữa các biến số với nhiễm khuẩn vết mổ, bằng phép phân tích hồi qui logistic đa biến, các biến số có giá trị p<0,1 được chọn đưa vào mô hình và loại dần các biến số không liên quan. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ: Thời gian phẫu thuật >60 phút với OR=2,7, KTC 95% (1-7,3), p<0,05; thời gian nằm viện >5 ngày, với OR=8,1, KTC 95% (3,5-18,4), p<0,001; mổ lấy thai khi thai dưới 38 tuần tuổi, với OR=1/0,5=2, KTC 95% (1,11-5).

1862 Nghiên cứu biểu hiện của gen arid1b trong u nguyên bào thần kinh ở trẻ em Việt Nam / Võ Văn Thành Niệm, Lê Thị Kim Hòa, Đào Trọng Thức // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 15 - 21 .- 610

Khảo sát sự biểu hiện của gen ARID1B ở khối u của bệnh nhân U nguyên bào thần kinh và đánh giá mối tương quan của biểu hiện ARID1B với các đặc điểm lâm sàng.

1863 Sử dụng công cụ tin sinh học giải trình tự thế hệ mới trong tìm các đột biến của ca bệnh Seckel / Huỳnh Kim Hiệu, Bùi Chí Bảo, Nguyễn Thị Huỳnh Nga // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 28 - 31 .- 610

Bài viết tìm những đột biến trên exome có ảnh hưởng tới hình thành hội chứng Seckel và di truyền của bệnh qua việc so sánh với exome người thân.

1864 Định danh ngải trắng tại An giang bằng phương pháp giải trình tự / Đỗ Đức Minh, Lê Kiều Minh, Nguyễn Đức Hạnh // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 35 - 40 .- 610

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích phân biệt Ngải trắng và các loài cùng họ gừng bằng phương pháp giải trình tự gen. Phương pháp: 6 mẫu thực vật trên địa bàn tỉnh An Giang được cho là Ngải trắng được thu thập và khảo sát trình tự trnSfM bằng phương pháp giải trình tự Sanger. Kết quả: Trong số 6 mẫu Ngải trắng thu thập trên địa bàn tỉnh An Giang, kết quả giải trình tự gen cho thấy 3 mẫu là Curcuma aromatica, 2 mẫu là Curcuma longa (Nghệ vàng) và 1 mẫu là Curcuma zedoaria (Nghệ đen). Kết luận: Giải trình tự Sanger là phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy trong việc phân biệt Ngải trắng và các loài cây họ gừng.

1865 Xây dựng quy trình kỹ thuật Real time PCR để khảo sát sự biểu hiện gen MMP12 trong tế bào thu từ mẫu đàm của bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính / Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Công Trung, Hoàng Anh Vũ // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 48 - 54 .- 610

Xây dựng quy trình ứng dụng kỹ thuật real time PCR định lượng tương đối sự biểu hiện gen MMP12 trong mẫu đàm. Kết quả xây dựng quy trình real time PCR cho sản phẩm cDNA của 2 gen MMP12 và β-actin với hiệu suất phản ứng trên 90%, tạo sản phẩm đặc hiệu, hệ số tương quan R2>0,99. Định lượng tương đối được sự biểu hiện MMP12 trong mẫu đàm từ 2 nhóm đối tượng nghiên cứu.

1866 Khảo sát đột biến c.1799t>a của gen Braf trong ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật ASO PCR / Dương Bích Trâm, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Huỳnh Minh Quân // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 55 - 59 .- 610

Nghiên cứu trên những mẫu mô UTĐTT không có đột biến gen KRAS và NRAS. DNA được tách chiết từ tế bào u sẽ được giải trình tự gen BRAF để chọn mẫu có mang đột biến c.1799T>A. Tiến hành thực hiện tối ưu hóa phản ứng ASO-PCR để khuếch đại đặc hiệu alen đột biến. Kết quả thiết kế thành công cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại những mẫu có đột biến c.1799T>A. Khảo sát trên 86 mẫu UTĐTT, chúng tôi phát hiện 17 trường hợp có mang đột biến này (19,8%).

1867 Đột biến vùng khởi động của gen tert trong u thần kinh đệm / Hồ Quốc Chương, Lê Thái Khương, Trần Kim Tuyến // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 60 - 64 .- 610

Xây dựng quy trình phát hiện đột biến trên vùng khởi động gen TERT trong bệnh nhân u thần kinh đệm nhằm góp phần hoàn thiện quy trình chẩn đoán phân tử trong u thần kinh đệm, từ đó giúp phân nhóm tiên lượng và chọn lựa bệnh nhân chính xác hơn cho chỉ định điều trị.

1869 Tần suất phân bố kiểu gene của siêu vi viêm gan c ở người việt nam dựa trên giải trình tự NS5B lượng mẫu lớn / Nguyễn Hiền Minh, Phạm Hùng Vân // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 65 - 74 .- 610

Xác định tỷ lệ các kiểu gen (genotype) và dưới týp (subtype) của siêu vi viêm gan C của bệnh nhân viêm gan C mạn tính người Việt Nam bằng kỹ thuật giải trình tự trên đoạn gen NS5B.

1870 Tương quan đa hình đơn RS13041247 vùng gen MAFB với dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng ở dân tộc kinh / Phan Duy Bá Hoành, Lâm Hoài Phương, Hoàng Anh Vũ // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 79 - 85 .- 610

Xác định tần số kiểu gen, tần số allele và tương quan đa hình đơn rs13041247 ở vùng gen MAFB với dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng ở dân tộc kinh. Kết quả tần số kiểu gen CC, CT, TT của snp rs13041247 lần lượt là 0,15; 0,4; 0,45. Tần số allele C là 0,35 và tần số allele T là 0,65. Kiểu gen CC của đa hình đơn nucleotide rs13041247 gây gia tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng ở dân tộc kinh (ORCC/TT = 1,429, 95% CI 0,508-4,021, p = 0,15 và ORCC/CT-TT = 1,857, 95% CI 0,701-4,917, p = 0,21). Ở các phân nhóm kiểu hình, kết quả cũng có xu hướng tương tự giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, với kiểu gen CC làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.