CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1601 Đa dạng giá trị tài nguyên nấm lớn ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế / Ngô Anh, Võ Bá Định // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 111-120 .- 610

Thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Xác định được 182 loài thuộc 64 chi, 30 họ, 20 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện 20 loài mới cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam. Khu hệ nấm lớn ở huyện Nam Đông rất đa dạng về giá trị tài nguyên, gồm: 30 loài nấm ăn, 40 loài nấm làm dược liệu, 2 loài nấm cộng sinh có lợi, 27 loài nấm hoại sinh trên đất. Ngoài ra trong khu hệ nấm lớn Nam Đông phát hiện được 4 loài nấm độc, 21 loài nấm ký sinh gây bệnh thực vật và 132 loài nấm hoại sinh phá hủy gỗ. Khu hệ nấm lớn ở huyện Nam Đông có 1 loài nguy cấp là Lentinus sajor - caju (EN) và 1 loài sẽ nguy cấp: Cookeina trichoma (VU) đã được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Nhiều loài có tiềm năng trong công nghệ sinh học như: Xích chi (Ganoderma lucidum), thanh chi (Ganoderma philipii), tử chi (Ganoderma fulvellum), hắc chi (Ganoderma subresinosum) và cổ linh chi (Ganoderma australe).

1602 Điều chế hệ vi tự nhũ để cải thiện tính kém bền của schaftosid trong cao kim tiền thảo toàn phần / Trần Lê Tuyết Châu, Phạm Bảo Ngọc, Trương Công Trị // .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 10-14 .- 610

Hệ thống chuyển giao thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system, SMEDDS) thường gọi là hệ vi tự nhũ chứa cao chiết kim tiền thảo (KTT) được điều chế nhằm cải thiện độ ổn định của schaftosid. Hệ SMEDDS-KTT được điều chế chứa 30% cao chiết kim tiền thảo (w/w) bao gồm isopropyl myristate (35%, w/w), tween 80 (45%, w/w) và propylen glycol 400 (20%, w/w). Hệ SMEDDS-KTT tạo thành có kích thước trung bình tiểu phân là 75,47±1.46 nm, hệ số đa phân tán (PdI) là 0.24±0.02 và giá trị thế zêta trung bình là -8.03±0.45 mV. Độ ổn định của schaftosid được thực hiện ở 37±2°C trong các môi trường pH khác nhau (pH 1,2 trong 2 giờ, pH 6,8 trong 6 giờ và pH 7,4 trong 8 giờ). Kết quả chứng minh độ ổn định của schaftosid được cải thiện rõ rệt bởi hệ SMEDDS-KTT.

1603 Xây dựng hệ thống tái sinh từ nuôi cấy lát mỏng tế bào cây Củ Dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu) / Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Thị Thùy Dương, Trần Việt Hà // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 32-39 .- 610

Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu) là cây dược liệu phổ biến có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Nhân giống in vitro thông qua nuôi cấy lớp mỏng tế bào là một phương pháp tiềm năng cho phép tạo ra năng lượng lớn cây con có năng suất và chất lượng tốt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sát khuẩn bề mặt mẫu thân non bằng ethanol 70% trong 1 phút, sau đó khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng MS.

1604 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân tích Anthraquinone tổng số trong dược liệu bằng phương pháp đo quang / Vũ Thị Ánh, Trần Phú Cường, Nguyễn Thị Duyên // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2017 .- Số 6 .- Tr. 33-36 .- 610

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình phân tích Anthraquinone tổng số trong dược liệu bằng phương pháp đo quang. Kết quả cho thấy giới hạn phát hiện là 0,004%, giới hạn định lượng là 0,015%. Độ thu hồi của phương pháp xác định theo Emodin nằm trong khoảng (94,0&t0,06)% - (98,50±0,07)%. Hàm lượng Anthraquinone tổng số trong một số loại dược liệu: Đại hoàng 1,33% với RSD là 1,21%, ba kích 0,32% với RSD là 2,81% và mồng trâu 0,28% với RSD là 1,21%.

1605 Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của cao lá sen hà thủ ô đỏ (Folium Nelumbinis - Radixpolugoni Multiflori) trên thực nghiệm / Huỳnh Thị Mỹ Hiền, Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 181-185 .- 610

Dmax của cao lá sen - hà thủ ô đỏ là 8,99 g cao/kg chuột. Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh, cao LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g dược liệu/kg -HTO 0,4 g dược liệu/kg giảm cholesterol toàn phần 40,5 phần trăm, triglycerid 45,88 phần trăm, LDL-C 43,16 phần trăm. Cao LS-HTO liều LS 0,4 g dược liệu/kg -HTO 0,2 g dược liệu/kg làm giảm triglycerid 28,51 phần trăm.

1606 Đánh giá tác dụng trị mụn trên thỏ của cao chiết cồn 60 phần trăm của lá sống đời Kalanchoe Pinnata (Lam.) Pers / Huỳnh Ngọc Như, Chu Hạnh Nguyên, Võ Thanh Phong // .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 31-36 .- 616.352 3

Xác định được liều Dmax của cao chiết cồn lá sống đời là 16g cao/kg chuột, Isopropyl lamolate với liệu trình bôi 5-10 mg/cm2 tai thỏ/ngày x 5 ngày/tuần trong 2 tuần, tạo mụn độ 3. Cao chiết lá sống đời sử dụng với liều 10 mg cao/8cm2/lần/ngày trong 14 ngày làm mụn độ 3 giảm xuống còn mụn độ 1. Lô chứng không thay đổi độ mụn.

1607 Nghiên cứu hình thái và một số thành phần hóa học trong dược liệu Vương bất lưu hành / Hoàng Minh Chung, Trần Thị Hồng Phương // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 94-99 .- 610

Xác định hình thái và một số thành phần hóa học chính có trong dược liệu vương bất lưu hành. Kết quả về hình thái thực vật, hình ảnh vi phẫu, đặc điểm bột dược liệu vương bất lưu hành có các nhóm chất chính là flavonoid, coumarin, tanin, đường tự do và acid hữu cơ. Hình ảnh sắc ký lớp mỏng dịch chiết của vương bất lưu hành có các vết trùng với các vết của vương bất lưu hành chuẩn. Các dịch chiết phân đoạn cho thấy có vết trùng với vết của acid oleanolic, flavonoid và polyphenol.

1608 Nghiên cứu chiết xuất Polysaccharide và tanin từ một số loại dược liệu / Vũ Kim Dung, Đỗ Quang Trung, Nguyễn Văn Việt // Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp (TL Điện tử) .- 2017 .- Tr. 3-10 .- 610

Nghiên cứu chiết xuất Polysaccharide và tanin từ một số loại dược liệu nấm lim xanh, ba kích, trà hoa vàng bằng dung môi ethanol với tỷ lệ nguyên liệu rắn

1609 Nghiên cứu công nghệ nhân giống cấp I và dịch thể nấm Địa sâm Coprinus comatus (Co) / Phạm Thị Thu, Cồ Thị Thùy Vân, Trần Thu Hà // Khoa học & Công nghệ Việt Nam (Điện tử) .- 2016 .- Số 10 .- Tr. 35-39 .- 610

Nấm địa sâm - Coprinus comatus được biết đến nhiều trên thế giới nhờ có giá trị dược liệu và dinh dưỡng cao. Nhằm xác định những điều kiện phù hợp cho sợi nấm Địa sâm sinh trưởng trong môi trường nhân giống cấp I và dạng dịch thể, môi trường nuôi cấy phù hợp nhất là PDPYA và YEDP. Nhiệt độ, pH và thời gian chiếu sáng tối ưu cho sự sinh trưởng của nấm Địa sâm trong điều kiện nhân giống cấp I lần lượt là 25+-1 độ C, pH = 6-7 và 0 h. Trong môi trường nhân giống dịch thể nấm Địa sâm, pH, nhiệt độ, nguồn carbon và nitơ tối ưu lần lượt là pH = 7,0; 25+-1 độ C, sucrose và peptone, cao nấm men.

1610 Đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất trên vườn cam sành (Citrus nobilis) bị bệnh vàng lá thối rễ tại huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long / Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Mai Thị Cẩm Trinh // Khoa học (Điện tử) .- 2018 .- Số 6B .- Tr. 72-81 .- 610

Bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành phát triển rộng, gây giảm năng suất và chất lượng trái. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất để có thể cung cấp số liệu cơ bản cho nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành. Bốn mươi mẫu đất vườn cam sành tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được thu thập để phân tích một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất. Kết quả phân tích cho thấy mật số Fusarium spp. cao nhất trên vườn có cấp độ bệnh trung bình và nặng (P,0,05). Đồng thời, mật số vi sinh vật tổng số cao trên vườn có cấp độ bệnh thấp (P,0,05) so với vườn có cấp độ bệnh cao hơn. Trên tất cả vườn cam khảo sát, lượng chất hữu cơ trong đất và pH đất thấp, lượng kali trao đổi thấp dưới ngưỡng thích hợp cho cam phát triển. Hàm lượng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu giảm có ý nghĩa khi tuổi liếp vườn cao hơn 20 năm tuổi. Trên cơ sở kết quả phân tích này, nghiên cứu đề xuất biện pháp giúp tăng mật số vi sinh vật trong đất, tăng vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ vi sinh, giảm ẩm độ đất liếp vườn, giảm phan đạm và phân lân trên liếp vườn có tuổi thấp hơn 20 năm để góp phần kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam sành.