Ảnh hưởng của kinh tế số đến biến đổi xã hội Việt Nam và hàm ý chính sách hướng tới phát triển bền vững
Tác giả: Đặng Thị Huyền AnhTóm tắt:
Phát triển bền vững là mục tiêu toàn cầu, được cụ thể hóa qua 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu của Liên Hợp quốc, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Tại Việt Nam, chuyển đổi số và sự phát triển kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng, dẫn đến xu hướng biến đổi xã hội, tạo ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Một mặt, chuyển đổi số thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, quá trình này cũng dẫn đến những vấn đề như thay đổi trong hành vi tiêu dùng và tương tác, thay đổi thị trường lao động và thay đổi trong phân tầng xã hội. Qua phân tích thực trạng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách bền vững, bao gồm hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng kỹ thuật số, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, bảo đảm an toàn thông tin và xây dựng văn hóa trên môi trường số.
- Cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển bền vững các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới
- Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn REDD+ Việt Nam : hiện trạng và nhu cầu cập nhật trong bối cảnh chuyển đổi số
- Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng khung pháp lý về tăng trưởng xanh và bài học cho Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng việc làm ở Việt Nam : góc nhìn từ vấn đề lao động phi chính thức
- Thực trạng và giải pháp giảm nghèo đô thị ở Việt Nam