CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách
1 Cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức khu vực công tại Việt Nam / Nguyễn Đức Quyền // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 87-90 .- 332
Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, có đề cập nội dung cải cách tiền lương bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2024 đang được đánh giá cao với ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính sách này được kỳ vọng bảo đảm rằng thu nhập của cán bộ, công chức và viên chức được xác định phù hợp với vị trí công việc, đồng thời tối ưu hóa biên chế, cũng như sử dụng và quản lý đội ngũ nhân sự một cách hiệu quả.
2 Triển vọng phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Thị Đăng Thu // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 25-28 .- 330
Hiện nay, kinh tế số là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới.Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các thành phố thông minh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số. Bài viết đánh giá kết quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế số ở nước ta phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3 Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lê Xuân Trường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 12 - 16 .- 332
Bài viết này đánh giá thực trạng chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của phí bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
4 Thực trạng chính sách đối với khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 25-27 .- 330
Khu vực kinh tế phi chính thức (KVKTPCT) đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, KVKTPCT là sinh kế của nhiều thế hệ người dân, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh, khu vực này còn là vùng đệm khi người lao động bị mất việc làm. Bài viết nghiên cứu mức độ tiếp cận chính sách nhìn từ phía cá nhân kinh doanh dựa trên kết quả khảo sát ngẫu nhiên 286 cá nhân sản xuất kinh doanh ở các địa bàn khác nhau do tác giả thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024. Kết quả này cung cấp một góc nhìn từ phía đối tượng hưởng thụ chính sách, từ đó có thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách đối với khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay.
5 Chính sách khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Ngô An Hạ // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 55-57 .- 330
Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của KH&CN có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam.
6 Chính sách phát triển kinh tế số ở một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam / // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 113-115 .- 330
Với dân số gần 100 triệu người, lượng người dùng Internet và điện thoại thông minh đông đảo, độ bao phủ của hạ tầng Internet và viễn thông tương đối rộng khắp, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn từ hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ đến nguồn nhân lực phát triển kinh tế số...đều chưa tốt. Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để góp phần tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế trên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.
7 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ và đề xuất chính sách tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam / Vũ Thùy Linh // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 13-15 .- 658
Từ năm 2019 cho tới nay Mỹ đã trở thanh đối tác xuất khẩu hàng hóa số 1 của Việt Nam với nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu như máy móc thiết bị linh kiện điện tử, máy vi tính và dệt may. Trong bối cảnh sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế của Mỹ bị ảnh hưởng lớn chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng cũng bị giảm sút đáng kể. Do vậy, với mục tiêu muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trưởng hơn nữa thì việc áp dụng những chính sách tỷ giá thích hợp là hoàn toàn cần thiết.
8 Chính sách xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của chính quyền tỉnh Nghệ An : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thế Thắng, Đào Quang Thắng // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 64-66 .- 330
Bài viết nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của chính quyền tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chính sách này một cách đầy đủ, nhanh, đồng bộ, chất lượng, bền vững, hiệu quả, góp phần vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tại địa phương.
9 Nghiên cứu và đề xuất chính sách về tỷ suất sinh lời của tài sản tại các ngân hàng thương mại / Nguyễn Đăng Dờn, Bùi Văn Trịnh, Võ Trường Hậu // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 112-115 .- 332.12
Bài viết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để phân tích được thu thập từ báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm tác giả đề xuất 5 chính sách liên quan đến tỷ suất sinh lời của tài sản các ngân hàng thương mại gồm: Gia tăng quy mô hoạt động của ngân hàng; Cân đối giữa huy động và cho vay; Xem xét cơ cấu hội đồng quản trị phù hợp; Phát triển các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi phù hợp; Quản lý chi phí hiệu quả hơn.
10 Một số điểm về bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam / Nguyễn Thị Chính // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 19-21 .- 657
Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là một chính sách rất tốt nhằm mở rộng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Bước đầu triển khai bảo hiểm hưu trí bổ sung ở nước ta đã thu hút được người sử dụng lao động và người lao động tham gia. Tuy nhiên, kết quả còn rất khiêm tốn, vì vậy phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung trong tương lai là rất cần thiết nhằm tạo ra hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng lao động và người lao động.