CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Số
1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam / Lê Đăng Minh // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 154-158 .- 330
Khái quát một số nét cơ bản về khái niệm kinh tế số và việc phát triển kinh tế số hiện nay trên thế giới, trình bày và phân tích khá cụ thể các chính sách và thực trạng phát triển kinh tế số ở các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore. Từ đó, rút ra một số bài học tham khảo hữu ích giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển nền kinh tế số của mình trong tương lai.
2 Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số / Trần Ngọc Phú, Mai Vũ Duy // .- 2024 .- Tháng 08 .- Tr. 129-131 .- 330
Đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội, thách thức trong giai đoạn hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đô thị.
3 Thực trạng nguồn lao động trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam giai đoạn 2019 -2023 / Phạm Thu Hằng // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 14-17 .- 330.01
Bài viết trình bày thực trạng nguồn lao động trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam giai đoạn 2019. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn lao động Việt Nam thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số, bao gồm: (i) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp đào tạo toàn diện; (ii) Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đào tạo và huy động vốn cho nguồn lao động chuyển đổi số; (iii) Xây dựng mô hình gắn kết đào tạo với thị trường lao động; (iv) Thực hiện tốt công tác dự báo nguồn nhân lực định hướng cho nguồn lao động.
4 Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số: Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam / Trần Thị Lan // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 92-96 .- 658
Bài nghiên cứu sẽ tập trung làm ro đường lối, chính sách của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số, từ đó rút ra những bài học quý báu để Việt Nam tham khảo, vận dụng.
5 Kinh tế trong kỷ nguyên số – Khó khăn và thách thức tại Việt Nam / Phạm Thị Xuân Thảo, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 129-132 .- 657
Công nghệ kỹ thuật số đang lan rộng nhanh chóng, từ đó ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các doanh nghiệp (DN) và trong tương lai sẽ làm thay đổi các hoạt động kinh tế, xã hội. Kỷ nguyên kỹ thuật số đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta ở mức không thể tưởng tượng được, mang đến những cơ hội cũng như những thách thức cần giải quyết, công nghệ mới góp phần đáng kể vào việc đạt được các mục tiêu…
6 Kinh tế trong kỷ nguyên số : khó khăn và thách thức tại Việt Nam / Phạm Thị Xuân Thảo, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 129-132,144 .- 658
Công nghệ kỹ thuật số đang lan rộng nhanh chóng, từ đó ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các doanh nghiệp (DN) và trong tương lai sẽ làm thay đổi các hoạt động kinh tế, xã hội. Kỷ nguyên kỹ thuật số đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta ở mức không thể tưởng tượng được, mang đến những cơ hội cũng như những thách thức cần giải quyết, công nghệ mới góp phần đáng kể vào việc đạt được các mục tiêu…
7 Xu thế chuyển đổi số của doanh nghiệp trong nền kinh tế số / Phạm Nghĩa // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- Tr. 13 - 15 .- 658
Trong bối cảnh nền kinh tế số đang nổi lên mạnh mẽ, việc hiểu và thích nghi với xu hướng này trở thành một yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Xu thế chuyển đổi số đang tác động sâu rộng vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ cách họ sản xuất, quản lý đến cách họ tiếp cận và tương tác với khách hàng. Việc áp dụng công nghệ số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa quy trình công việc mà còn mở ra cơ hội mới và tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Điều này càng trở nên cấp thiết khi môi trường kinh doanh ngày càng biến động và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ các nhà quản lý và doanh nhân.
8 Nhận diện và giải pháp phòng, chống tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số / Vũ Thị Phượng // .- 2024 .- Số 5 (122) - Tháng 5 .- Tr. 23 – 26 .- 340
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát triển kinh tế số gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, mô hình kinh tế chia sẻ đi cùng với việc tiềm ẩn nhiều hơn các rủi ro pháp lý, đặc biệt là tội phạm ngày càng trở nên tinh vi và tính chất nghiêm trọng hơn. Nhận diện các loại tội phạm trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế số là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật biết, hiểu và cùng đưa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm, chỉ ra các thách thức đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đặc thù trong thời kỳ này, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các chủ thể khác tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu được hiệu quả, an toàn và bền vững.
9 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Lê Thu Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 34-36 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Cùng với những kết quả quan trọng bước đầu, thực tiễn phát triển kinh tế số còn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu tất yếu. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
10 Triển vọng phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Thị Đăng Thu // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 25-28 .- 330
Hiện nay, kinh tế số là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới.Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các thành phố thông minh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số. Bài viết đánh giá kết quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế số ở nước ta phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.