CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam / Phan Chung Thuỷ, Lê Văn Lâm, Lê Minh Triết, Nguyễn Thị Minh Nhã // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 88-101 .- 332.12

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội quốc tế về NHX và PTBV là các yếu tố căn bản cho sự phát triển NHX, trong khi đó sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố chính bên trong. Nghiên cứu cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 cũng có tác động đến sự phát triển NHX theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Kết quả nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về sự phát triển của NHX và là cơ sở tham khảo cho các cơ quan ban ngành và nhà quản trị ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển NHX hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và PTBV tại Việt Nam.

2 Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn : các công cụ chính sách hiện nay ở Việt Nam và xu hướng quốc tế / Mai Thanh Dung, Nguyễn Trọng Hạnh, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thế Thông, Nguyễn Thị Hồng MinhTr. 18-20 // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 18-20 .- 363

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách hiện hành nhằm phân tích các công cụ chính sách, quy định pháp luật hiện hành về kinh tế tuần hoàn, từ đó khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

3 Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam / Lê Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 56-59 .- 363

Khái quát quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Tụy Điển, từ đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện mô hình này tại Việt Nam.

4 Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững / Lê Văn Viễn // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 72-75 .- 658

Bài viết khái quát về thực trạng phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững để từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch biển vùng Bắc Trung bộ theo hướng bền vững.

5 Chính sách phát triển bền vững của các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Danh Cường // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 63 - 68 .- 327

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trường hợp điển hình về mô hình phát triển bền vững. UAE đã nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế sa mạc sang nền kinh kinh tế phát triển bền vững. Bài viết này làm rõ một số chính sách phát triển bền vững bằng chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường và phát triển kinh tế nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, bài viết cung cấp một số kinh nghiệm cho phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay.

6 Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh, Cao Thị Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 27-32 .- 332.12

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang có những hoạt động và kết quả tích cực trong việc triển khai bộ E - S - G và có nhiều “hứa hẹn” sẽ thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, mật độ triển khai còn thấp, nguyên nhân chủ yếu từ các thách thức về công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải giải quyết các vấn đề này. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả an toàn và lành mạnh cho các ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến môi trường, biến đổi.

7 Mô hình và tiêu chí đánh giá phát triển xuất nhập khẩu bền vững tại địa phương / Mai Quỳnh Phương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 45-48 .- 330

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, là mục tiêu phấn đấu của các địa phương và các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đòi hỏi có sự phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu. Để đánh giá được tình hình xuất nhập khẩu bền vững của một địa phương thì việc nghiên cứu những mô hình trong phát triển bền vững, từ đó xác định được bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với phát triển xuất nhập khẩu bền vững của địa phương là cần thiết.

8 Cơ hội phát triển ngành Halal Việt Nam / Nguyễn Trọng Tuấn Anh // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 59-64 .- 332

Khái quát về tiềm năng của ngành Halal tại Việt Nam. Khám phá cơ hội cho ngành Halal của Việt Nam. Từ đó đưa ra một số gợi ý thúc đẩy phát triển ngành Halal Việt Nam.

9 Lồng ghép nội dung phát triển bền vững trong đào tạo kiểm toán theo chuẩn mực issa 5000 / Trần Khánh Lâm // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 66-68 .- 657

Nghiên cứu này tập trung vào việc tích hợp chuẩn mực Quốc tế về Đảm bảo Bền vững (ISSA) 5000 vào đào tạo kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: Nhận thức về ISSA 5000 còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các giảng viên, việc đào tạo và truyền thông cần chuyên sâu hơn; Việc tích hợp nội dung phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các cơ sở đào tạo; mức độ sẵn sàng hội nhập ISSA 5000 còn khác biệt, nguồn lực và tiếp cận tài liệu còn bất cập... Nghiên cứu cũng đề xuất cách tiếp cận đa ngành trong đào tạo kiểm toán, cần tích hợp kiến thức về tài chính, môi trường xã hội, kỹ năng cần thiết cho sinh viên... Điều này không chỉ giới hạn ở học thuật mà cần mở rộng kỹ năng thực tế ứng dụng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển hội nhập toàn cầu.

10 Định hướng thị trường tài chính phục vụ tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 25 - 27 .- 658

Trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính thế giới biến động khó lường, kinh tế Việt Nam năm trong những năm qua đã đạt một số thành quả đáng ghi nhận. Đó là, ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhờ vào nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, hệ thống tài chính Việt Nam được đánh giá phát triển khá lành mạnh và an toàn, bảo đảm tốt chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng và khu vực doanh nghiệp, đồng thời phục vụ hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế.