Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Phan Thị LinhTóm tắt:
Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2017 – 2023, mô hình tuyến tính tổng quát được sử dụng để xác định các yếu tố đặc trưng của ngân hàng thương mại và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, cụ thể là nợ xấu (NPL). Kết quả nghiên cứu cho thấy Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), Đòn bẩy hoạt động của ngân hàng (Leverage) có tác động dương đến NPL, NPL không phụ thuộc vào quy mô ngân hàng (Size), hiệu quả hoạt động (Inefficiency), tăng trưởng tín dụng (Creditgrowth) và thu nhập ngoài lãi (Nonintincome), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có quan hệ ngược chiều đến NPL, tăng trưởng kinh tế (GDPgrowth) có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Trong khi đó Tỷ giá (Ex), Lãi suất cho vay (IntM) và Lạm phát (Inf) gây áp lực nợ xấu cho ngân hàng.
- Phát triển mô hình tín dụng số “mua trước trả sau” tại Việt Nam
- Tác động từ cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hоạt động củа các ngân hàng thương mại
- Tác động của vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Kiểm định ảnh hưởng của cơ cấu tín dụng với hiệu quả hoạt động, rủi ro tín dụng và đề xuất với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của ngân hàng