CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Rủi ro tín dụng
1 Phát triển mô hình tín dụng số “mua trước trả sau” tại Việt Nam / Trần Ngọc Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 54-56 .- 332.04
Thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển và mở ra nhiều hình thức thanh toán – tín dụng mới, tạo ra sự linh hoạt và cơ hội tài chính cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, mô hình tín dụng số “Mua trước trả sau” tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 45,2% (Statista, 2023b), nhờ vào chính sách lãi suất hấp dẫn và thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh trên thị trường “Mua trước trả sau” cũng rất gay gắt và cơ chế pháp lý về “Mua trước trả sau” cũng chưa hoàn thiện kịp theo tốc độ phát triển của thị trường, dẫn đến các rủi ro tài chính nhất định. Bài viết tập trung phân tích tổng quan về tín dụng số \Mua trước trả sau\, kết hợp với bài học kinh nghiệm quốc tế để đề ra hàm ý chính sách nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn của mô hình tín dụng này.
2 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Phan Thị Linh // .- 2024 .- Số 322 - Tháng 04 .- tR. 60-69 .- 332.1
Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và dữ liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2017 – 2023, mô hình tuyến tính tổng quát được sử dụng để xác định các yếu tố đặc trưng của ngân hàng thương mại và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, cụ thể là nợ xấu (NPL). Kết quả nghiên cứu cho thấy Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), Đòn bẩy hoạt động của ngân hàng (Leverage) có tác động dương đến NPL, NPL không phụ thuộc vào quy mô ngân hàng (Size), hiệu quả hoạt động (Inefficiency), tăng trưởng tín dụng (Creditgrowth) và thu nhập ngoài lãi (Nonintincome), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) có quan hệ ngược chiều đến NPL, tăng trưởng kinh tế (GDPgrowth) có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Trong khi đó Tỷ giá (Ex), Lãi suất cho vay (IntM) và Lạm phát (Inf) gây áp lực nợ xấu cho ngân hàng.
3 Tác động của vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đặng Thị Ngọc Lan, Đinh Thị Hồng Quyên // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 106-108 .- 332
Nghiên cứu này phân tích tác động của vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với độ tin cậy 99%, kết quả nghiên cứu tìm thấy tác động của vốn chủ sở hữu đến dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê. Kết quả còn cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở và quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến dự phòng rủi ro tín dụng trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại có tác động tiêu cực đến dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy có tồn tại một ngưỡng đảo chiều, cho thấy nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu dưới mức 44,6% so với tổng tài sản sẽ làm cho ngân hàng thương mại có xu hướng giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Qua đó, nghiên cứu cung cấp thêm góc nhìn về quản trị nguồn vốn trong hoạt động điều hành ngân hàng thương mại nhằm hướng tới hiệu quả và phát triển bền vững trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
4 Tác động từ cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hоạt động củа các ngân hàng thương mại / Dương Nguyễn Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 109-111 .- 332.12
Nghiên cứu này phân tích các tác động củа cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hоạt động củа các ngân hàng thương mại Việt Nаm thông qua dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo được kiểm toán của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình bình phương nhỏ nhất, tác động cố định, tác động ngẫu nhiên, mô men tổng quát hệ thống. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5 Kiểm định ảnh hưởng của cơ cấu tín dụng với hiệu quả hoạt động, rủi ro tín dụng và đề xuất với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Lê Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Lan, Lương Xuân Hoàng // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 47-51 .- 658
Kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng nói nhưng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn, các khoản vay dài hạn giúp ngân hàng tạo lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn, tín dụng doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi roc ho ngân hàng hơn so với tín dụng cá nhân, … Từ đó tác giả đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại.
6 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An / Đặng Thành Cương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 162-164 .- 332.04
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng rủi ro, một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đó là rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giảm được các tổn thất có thể xảy ra và gia tăng lợi nhuận. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Nam Nghệ An thôngqua các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ mất vốn trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An trong thời gian tới.
7 Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của ngân hàng / Tăng Mỹ Sang // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 28-38 .- 332.12
Bài viết được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của 133 quốc gia. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dữ liệu bảng, xử lý bằng phầm mềm Stata 17. Bài viết có biến độc lập là tỷ lệ lạm phát và biến phụ thuộc là nợ xấu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, lạm phát có tác động ngược chiều đến nợ xấu và mức tác động không mạnh. Từ kết quả này, bài viết đề xuất hàm ý giải pháp cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.