Lý thuyết ngũ giác gian lận trong việc nhận diện gian lận báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Hùng, Phạm Quốc ViệtTóm tắt:
Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính được đề xuất trong lý thuyết ngũ giác gian lận của Crowe (2011): (i) động cơ có thể thay đổi do sự ổn định tài chính, (ii) cơ hội do thay đổi kiểm toán viên, (ii) thái độ do ý kiến kiểm toán viên, (iv) khả năng được thúc đẩy bởi sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị và (v) sự độc quyền do số lượng giám đốc điều hành ba năm gần nhất. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là 88 công ty gian lận và không gian lận được niêm yết trên HOSE năm 2019. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng hồi logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ và thái độ ảnh hưởng đến gian lận bảo cáo tài chính, trong khi cơ hội, khả năng và sự độc quyền thì lại không ảnh hưởng.
- Hạn chế tài chính và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Vai trò của cấu trúc sở hữu tổ chức
- Khả năng phục hồi tài chính đối với cú sốc và thảm họa khí hậu
- Xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp trên cơ sở nguồn lực tài chính
- Ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên phương sai lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
- Xu hướng phát triển tài chính phi tập trung