CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
1 Công bố thông tin kế toán môi trường và hiệu quả tài chính: Vai trò của đặc điểm hội đồng quản trị / Lâm Thị Trúc Linh, Nguyễn Ngọc Thọ, Nguyễn Hồng Nga, Trần Thị Ánh Hồng // .- 2025 .- Số 282 .- Tr. 39-43 .- 657
Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa công bố thông tin kế toán môi trường (EAID) và hiệu quả tài chính (được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản-ROA), đồng thời xem xét vai trò điều tiết các đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập từ 60 công ty có công bố thông tin môi trường từ năm 2021 đến 2023, tạo ra 180 quan sát. Tác giả phân tích hồi quy dữ liệu bảng POOL, FEM, REM và các kiểm định để khắc phục các khuyết tật của mô hình, cuối cùng chọn mô hình GLS. Kết quả cho thấy EAID tác động tích cực đến ROA, quy mô HĐQT (SIZE) và tỷ lệ nữ (FEMALE) đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa EAID và ROA. Bên cạnh đó, quy mô công ty (FIRMSIZE) và tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGNOWN) có tác động tích cực đến ROA, trong khi đòn bẩy tài chính (DFL) có tác động ngược lại. Phát hiện này cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút đầu tư
2 Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng du lịch về tài chính tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc / Đỗ Minh Phượng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 75-78 .- 332
Bài viết kiểm định tác động của 3 yếu tố: cấu hình, quan hệ và điều phối đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng du lịch về tài chính tại Việt Nam và nghiên cứu vai trò điều tiết của sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ này. Nghiên cứu thực hiện điều tra 250 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam (bao gồm nhà cung cấp, doanh nghiệp lữ hành và đại lý du lịch) và sử dụng SPSS 22 để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố cấu hình, quan hệ và điều phối có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng về du lịch về tài chính. Sự phụ thuộc lẫn nhau được xác định có vai trò điều tiết tích cực mối quan hệ giữa 3 yếu tố và kết quả hoạt động chuỗi cung ứng du lịch về tài chính. Các phát hiện có ý nghĩa với các doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng, giúp các bên có góc nhìn bao quát hơn khi đánh giá kết quả hoạt động chuỗi cung ứng du lịch.
3 Trách nhiệm xã hội và cấu trúc quản trị ảnh hưởng đến rủi ro kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ngành tiêu dùng Việt Nam / Bùi Đan Thanh // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 76 .- Tr. 34 - 42 .- 658
Nghiên cứu trên 34 doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam từ 2012 đến 2022 đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) và chỉ số Z-Score, biểu thị rằng hoạt động CSR giúp giảm thiểu rủi ro phá sản. Việc phân biệt giữa chức vị của Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO cũng có ảnh hưởng tích cực tương tự lên Z-Score, nhấn mạnh vai trò của quản trị doanh nghiệp trong ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của một công ty. Các yếu tố khác như quy mô lớn, tỷ lệ sinh lời cao và tỷ lệ tiền mặt cao đều có tác động tích cực đến Z-Score. Tuy nhiên, biến đòn bẩy tài chính lại có tác động ngược lại, làm nổi bật sự quan trọng của việc quản lý đòn bẩy tài chính cẩn thận để ngăn ngừa rủi ro phá sản.
4 Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Kim Ngân // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 75 .- Tr. 18 - 26 .- 332.04
Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility - CSR) đối với hiệu quả tài chính (Coporate financial performance - CFP) của 29 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2016 – 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của CSR đến ROE và ROA, trong khi đó, mối quan hệ giữa CSR và Tobin’s Q lại cho thấy tác động theo chiều hướng tiêu cực nhưng không đáng kể. Với kết quả này, bài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm nâng cao nhận thức về CSR và thiết lập chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc thực hiện CSR trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
5 Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội / Nguyễn Thị Việt Nga, Ngô Thị Thu Hiền, Nguyễn Việt Trung, Lê Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 55-59 .- 332
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là đơn vị tự chủ về mặt tài chính, hạch toán độc lập do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, có nhiều biến động từ sau đại dịch COVID-19, Tổng công ty đã cố gắng nỗ lực, áp dụng mọi giải pháp để vượt qua khó khăn đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty còn một số hạn chế, khiếm khuyết. Bài viết phân tích thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023 và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đến năm 2025.
6 Lập kế hoạch tài chính tập đoàn kinh tế - Minh hoạ tại Tập đoàn Vingroup P / NNguyễn Thị Hà, Nguyễn Thái Hà Thương, Dương Thị Khánh Linh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 51-54 .- 332
Một tập đoàn kinh tế luôn hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Muốn thực hiện mục tiêu đó, tập đoàn sẽ đòi hỏi phải bổ sung thêm vốn cho hoạt động trong tương lai. Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động của tập đoàn thì cần thiết phải dự báo và lập kế hoạch tài chính, đó là nhiệm vụ rất quan trọng của nhà quản trị tài chính trong tập đoàn. Kế hoạch tài chính là bản tổng hợp dự kiến trước nhu cầu tài chính cho hoạt động của một doanh nghiệp hay một tập đoàn trong tương lai. Nội dung của kế hoạch tài chính gồm: Dự kiến được báo cáo kết quả kinh doanh và dự kiến chính sách phân phối lợi nhuận; dự kiến nhu cầu tài chính thông qua thiết lập bảng cân đối kế toán mẫu; dự kiến kế hoạch lưu chuyển tiền tệ; lựa chọn các biện pháp tổ chức, điều chỉnh đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả. Trên cơ sở ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính trong tập đoàn, nhóm tác giả minh hoạ một tình huống cụ thể lập kế hoạch tài chính cho tập đoàn Vingroup (VIC).
7 Tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công / Nguyễn Văn Bình // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 25-28 .- 332
Thanh tra tài chính là một công cụ quản lý nhà nước về tài chính nói chung và vốn đầu tư công nói riêng. Hoạt động thanh tra tài chính không chỉ vì mục tiêu quản lý, sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả; ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về tài chính, về đầu tư công… Từ kết quả thanh tra tài chính dự án đầu tư công, các cơ quan quản lý nhà nước nhận diện được những sơ hở, bất cập để sửa đổi chính sách, pháp luật đầu tư công phù hợp với thực tiễn và tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công tốt hơn. Để phát huy được vai trò quan trọng của thanh tra tài chính, cần không ngừng nâng cao chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công; muốn vậy trước tiên cần xác định được các tiêu chí đánh giá cụ thể. Nghiên cứu bổ sung vào lý thuyết về thanh tra tài chính, các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh tra tài chính dự án đầu tư công theo ba giai đoạn của quy trình tiến hành cuộc thanh tra. Từ các tiêu chí này, tác giả sẽ tiếp tục phát triển các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chất lượng các cuộc thanh tra tài chính dự án đầu tư công và đề xuất các khuyến nghị chính sách trong tương lai.
8 Tác động của việc công bố thông tin phát triển bền vững (ESG) tới hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Hữu Ánh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 kỳ 1 tháng 2 .- Tr. 44-47 .- 332
Nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ không nhất quán của việc công bố thông tin phát triển bền vững (ESG) tới hiệu quả tài chính (FP) tại các doanh nghiệp (DN) phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Các tài liệu nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển và có các kết luận khác nhau. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này là tích cực ở cả chỉ số tổng hợp ESG và từng khía cạnh môi trường, xã hội, quản trị. Hơn nữa, nghiên cứu xem xét mối quan hệ này trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2019-2021 và kết quả định lượng cho thấy, mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, DN thực hành ESG và công bố thông tin phát triển bền vững nhiều hơn thì hiệu quả tài chính sẽ tốt hơn.
9 Kinh nghiệm thu hút FDI xanh ở một số nước châu Á và ý nghĩa đối với Việt Nam / Mai Tuyết Nhung // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 144-149 .- 332
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh là khi các nhà đầu tư nước ngoài đưa công nghệ, hoạt động, dự án và vốn sạch vào một quốc gia tiếp nhận. Loại hình đầu tư này nhằm mục đích hỗ trợ phát triển và giải quyết các vấn đề như ô nhiễm, biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, rõ ràng là bên cạnh những đóng góp tích cực và nhu cầu "xanh hóa" FDI, vẫn còn nhiều dự án FDI có tác động tiêu cực đến môi trường. Trong bối cảnh này, FDI xanh là xu hướng đầu tư tất yếu. Bài viết thảo luận về kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á trong việc thu hút FDI xanh, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
10 Mô hình nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết tại Việt Nam / Mai Thanh Giang, Nguyễn Việt Dũng // .- 2025 .- Số 289 tháng 06 .- Tr. 66 - 69 .- 332.024
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 23 doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích thống kê cho thấy các mô hình dự báo có độ chính xác khác nhau. X-Score và Z-Taffler có độ chính xác cao nhất, đạt 94,2%, trong khi các mô hình G-Score, O-Score, S-Score cũng có mức độ chính xác đáng kể (trên 85%). Tuy nhiên, mô hình X-Score và Z-Taffler có tỷ lệ sai lầm loại I cao (66,7%), tức là có xu hướng đánh giá sai một số doanh nghiệp khỏe mạnh là kiệt quệ tài chính. Ngược lại, G-Score có tỷ lệ sai lầm loại II thấp nhất, cho thấy khả năng nhận diện chính xác các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính. Do đó, cần kết hợp thêm các phương pháp Machine Learning để cải thiện độ chính xác của dự báo và hạn chế sai lầm trong nhận diện KQTC.