CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Châu Âu
1 Kinh tế Châu Âu năm 2023 và dự báo năm 2024 / Trần Đình Hưng // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 41-52 .- 330
Nghiên cứu một số chính sách nổi bật của EU. Từ đó tập trung phân tích tình hình kinh tế châu Âu năm 2023 và dự báo triển vọng năm 2024. Nền kinh tế châu Âu đã mất đà tăng trưởng thấp và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng bất ổn gia tăng.
2 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát tập trung kinh tế ngoài lãnh thổ ở liên minh Châu Âu: Từ học thuyết một thực thể kinh tế đến học thuyết ảnh hưởng / Nguyễn Thị Trang // .- 2023 .- Số 03 (163) .- Tr. 50 – 62 .- 340
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) giữa các công ty đa quốc gia dễ dàng vượt ra ngoài lãnh thổ và ảnh hưởng đến các nền kinh tế ngoài phạm vi quốc gia mà các công ty đó được thành lập. Tuy nhiên, các giao dịch TTKT được thực hiện ở nước ngoài bởi các công ty nước ngoài không đáp ứng được nguyên tắc lãnh thổ hay nguyên tắc quốc tịch, hai nguyên tắc nền tảng của công pháp quốc tế để một quốc : có thể thiết lập thẩm quyền tài phản. Vấn đề pháp lý được đặt ra là liệu một quốc gia có thể thực hiện quyền tài phản ở mức độ nào đối với giao dịch TTKT của các công ty nước ngoài diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình, và liệu việc mở rộng thẩm quyền như thế có dể dàng được chấp nhận bởi các quốc gia khác? Và lúc này vấn đề thẩm quyền tài phản ngoài lãnh thổ của pháp luật cạnh tranh của quốc gia được xem xét đến. Trong hơn năm mươi năm qua, Liên minh châu Âu, thông qua các án lệ, đã xây dựng và phát triển các học thuyết: “học thuyết một thực thể kinh tế”, “học thuyết nơi thực hiện”, và từng bước hướng tới “học thuyết ảnh hưởng” của pháp luật Hoa Kỳ, để xác lập quyền tài phản đối với các vụ việc TTKT ngoài lãnh thổ Liên minh châu Âu. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của việc kiểm soát TTKT ngoài lãnh thổ ở Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra một số đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.
3 Nền kinh tế số của Liên minh châu Âu / Hồ Thanh Hương, Hoàng Vũ Linh Chi // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 10 (265) .- Tr. 42-55 .- 330
Phân tích về nền kinh tế số ở EU dựa trên 4 tiêu chí gồm nguồn nhân lực, tính kết nối, tích hợp công nghệ và các dịch vụ chính phủ số theo số liệu báo cáo Chỉ số Kinh tế số và Xã hội số (DESI) năm 2022 của Ủy ban châu Âu, so sánh với mục tiêu số 2030 của EU.
4 Phát triển kinh tế đêm ở Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Vũ Tuấn Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 3 (234) .- Tr. 27 - 34 .- 330
Một số vấn đề về phát triển kinh tế đêm; Phát triển kinh tế đêm tại một số quốc gia châu Âu hiện nay; Những gợi mở cho Việt Nam trong phát triển kinh tế đêm.
5 Tình hình kinh tế EU năm 2019 và triển vọng năm 2020 / Hoa Hữu Cường // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 2 (233) .- Tr. 27-44 .- 658
Trình bày bức tranh kinh tế khu vực năm 2019 và triển vọng kinh tế khu vực năm 2020.