Tác động của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả của thực thi chính sách tại Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Hà, Vũ Thị Tuyết Nhung, Phạm Văn Minh, Vũ Mạnh LinhTóm tắt:
Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của lạm phát xu hướng tới tính hiệu quả trong thực thi chính sách bằng việc xây dựng mô hình cân bằng động tổng quát (DSGE). Tính hiệu quả được đánh giá qua ba kênh: phản ứng biến vĩ mô tới các cú sốc chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí sự phân tán giá được đo bằng năng suất tổng hợp hiệu quả, và vùng ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi giả định rằng SBV sử dụng hai công cụ: lãi suất danh nghĩa và cung tiền. Kết quả chỉ ra rằng lạm phát xu hướng làm tăng tác động tiêu cực của các cú sốc tới các biến vĩ mô, sự sụt giảm của năng suất tổng hợp hiệu quả, và sự thu hẹp của vùng ổn định vĩ mô. Các tác động tiêu cực này trở nên mạnh hơn khi SBV sử dụng công cụ cung tiền để quản lý nền kinh tế. Chúng tôi cũng chỉ ra SBV cần tập trung vào mục tiêu điều tiết lạm phát để nâng cao hiệu quả của chính sách tại Việt Nam.
- Tác động của khả năng sinh lợi và cơ hội tăng trưởng đến cấu trúc vốn của 100 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam = Impact of profitability and growth opportunities on capital structure of the top 100 listed enterprises in Vietnam
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc Bệnh viện Trung ương Huế = Analyzing the factors influencing customer satisfaction with pharmaceutical service quality at hospital pharmacies - Hue
- Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hội An, năm 2022 = Analysis of drug list used at the Hoi An General hospital in 2022
- Chuyển đổi kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam : thuận lợi và một số kiến nghị
- Lợi ích và rủi ro của các nền tảng lao động kỹ thuật số đối với sự phát triển của thị trường lao động