CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lạm phát

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng mô hình ARDL trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hiên, Lê Mai Trang, Trần Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Nguyệt, Phí Thị Lữ, Bùi Thị Linh Chi, Bùi Thị Minh Nguyệt // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 28-32 .- 332.63

Nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao (Bound test) làm cơ sở xác định tác động dài hạn, sau đó dùng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích tác động ngắn hạn, tiếp đến kiểm định độ phù hợp và xử lý các vi phạm có thể gặp phải của mô hình. Kết quả phân tích cho thấy lạm phát và lãi suất có tác động tiêu cực đến quyết định và cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn.

2 Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam / Lý Đại Hùng, Phạm Thành Công // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 4 – 10 .- 332

Ổn định lạm phát luôn được coi là một biến số kinh tế vĩ mô trọng tâm tại Việt Nam. Trong giai đoạn lạm phát phi mã từ năm 1986 đến năm 1990, chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo với giải pháp nâng lãi suất để hút tiền khỏi quá trình lưu thông. Đến giai đoạn lạm phát cao từ năm 2007 đến năm 2012, chính sách tiền tệ và tài khóa cùng thắt chặt để giảm lượng vốn đầu tư, thể hiện trực tiếp cho lượng tiền tệ trong nền kinh tế. Còn trong giai đoạn ổn định lạm phát từ năm 2016 đến nay, chính sách tài khóa và tiền tệ đã được kết hợp cân bằng hơn để cùng đạt được mục tiêu vừa giữ ổn định lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3 Xu hướng lạm phát thế giới : tác động và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Trần Thị Mai Thành // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 25-27 .- 330

Lạm phát thế giới tăng cao vào năm 2022, sụt giảm vào năm 2023 và được dự báo có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2024. Khi lạm phát thế giới suy giảm, áp lực và rủi ro lạm phát lên các nền kinh tế lớn không còn cao nữa thì ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu… sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn. Lãi suất sẽ giảm, thị trường chứng khoán khởi sắc, hoạt động đầu tư và tiêu dùng tăng, tổng cầu tăng, sản lượng, việc làm và thu nhập có sự gia tăng đồng thời. Nghiên cứu này gợi mở một số chính sách cho Việt Nam.

4 Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của ngân hàng / Tăng Mỹ Sang // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 28-38 .- 332.12

Bài viết được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của 133 quốc gia. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dữ liệu bảng, xử lý bằng phầm mềm Stata 17. Bài viết có biến độc lập là tỷ lệ lạm phát và biến phụ thuộc là nợ xấu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, lạm phát có tác động ngược chiều đến nợ xấu và mức tác động không mạnh. Từ kết quả này, bài viết đề xuất hàm ý giải pháp cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

5 Kinh tế Châu Phi năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 01 (209) - Tháng 1 .- Tr. 3-10 .- 330

Phân tích tình hình kinh tế Châu Phi năm 2022. Trình bày một số chương trình, chính sách nổi bật của khu vực. Đề xuất triển vọng kinh tế châu Phi năm 2023.

6 Điều hành chính sách tiền tệ: kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 / Chu Khánh Lân, Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của ngành Ngân hàng, tin tưởng rằng, điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ.

7 Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao từ năm 2022 đến nay – Một số khuyến nghị chính sách / Vũ Chi Mai, Phạm Gia Khánh // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 3-10 .- 332.04

Trong giai đoạn vừa qua, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia phải ứng phó các cú sốc lạm phát gia tăng hậu Covid-19 với nguyên nhân chủ yếu là giá cả hàng hóa, năng lượng gia tăng do việc tái tổ chức chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ lương thực... Tỷ giá hối đoái được xem là một công cụ đệm của CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bởi cơ chế truyền dẫn của tỷ giá sẽ tác động trực tiếp tới xuất, nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước. Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tỷ giá tương đối ổn định, đặc biệt là tỷ giá với các ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác tại các quốc gia có quan hệ giao thương đáng kể với Việt Nam nhằm duy trì ổn định vĩ mô trong nước, hỗ trợ đầu tư, sản xuất phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái có thể tiếp tục chịu nhiều áp lực do lạm phát vẫn ở mức cao, xung đột chính trị giữa các quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt... tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh và biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

8 Nhận định tác động của chính sách tiền tệ toàn cầu năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị / Phạm Đức Anh // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 11-17 .- 330

Năm 2023 vừa qua đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới, nổi bật là việc các ngân hàng trung ương (NHTW) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Lạm phát phi mã xuất phát từ nhiều nguyên nhân như giá năng lượng tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng, bất ổn kinh tế do chiến tranh Nga - Ukraine, Israel - Hamas cùng hệ lụy của đại dịch Covid-19. Bài viết cung cấp bức tranh tổng quan và phân tích cụ thể định hướng điều hành CSTT tại các nền kinh tế lớn (bao gồm: Mỹ, Anh, EU, Canada, khu vực châu A) và diễn biến thị trường ngoại hối. Thông qua đánh giá tác động tiềm tàng đối với kinh tế Việt Nam, bài viết khuyến nghị khung khổ chiến lược với 07 điểm nhấn chính sách dành cho Việt Nam nhằm ứng phó với lạm phát, phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn phía trước.

9 Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công / Thúc đẩy, giải ngân, vốn đầu tư công // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 52-54 .- 332

Là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chi đầu tư công đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, để đạt được mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch, cần nhiều giải pháp quyết liệt từ tất cả các cấp, các ngành, các chủ đầu tư.

10 Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Đặng Ngọc Tú // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 5-8 .- 330

Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam thấp hơn mục tiêu, chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa giảm. Để hỗ trợ tăng trưởng, cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều đã được nới lỏng. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2023 vẫn ổn định nhờ giá nhập khẩu giảm. Năm 2024, với xuất khẩu hàng hóa tăng trở lại, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,1%, tăng so với năm 2023; Lạm phát dự báo ở mức 3,7%, tăng so với năm 2023 khi giá nhập khẩu tăng trở lại.