56141Quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý ghi nhận và bảo đảm quyền được được bảo trợ xã hội của người khuyết tật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định trở nên mâu thuẫn, không khả thi làm ảnh hưởng đến quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật. Trên cơ sở phân tích và chỉ ra những hạn chế của pháp luật, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.
56142Quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lí ghi nhận và bảo đảm quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định trở nên mâu thuẫn, không khả thi làm ảnh hưởng đến quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật. Trên cơ sở phân tích và chỉ ra những hạn chế của pháp luật, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.
56143Quyền được giáo dục và các nghĩa vụ quốc gia trong pháp luật quốc tế về quyền con người
Giáo dục vừa là một quyền con người thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, vừa là một phương tiện không thể thiếu để hiện thực hóa các quyền con người khác. Do đó, quyền được giáo dục không chỉ được công nhận phổ biến trong pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia, mà còn đặt ra các nghĩa vụ cụ thể đối với quốc gia trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền này. Bài viết phân tích nội dung của quyền được giáo dục và các nghĩa vụ quốc gia tương ứng trong pháp luật quốc tế về quyền con người dựa trên các giải thích của ủy ban giám sát điều ước.
56144Quyền được hưởng chế độ ưu đãi và miễn, giảm của người nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam
Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được hưởng chế độ ưu đãi, miễn, giảm của người nộp thuế, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
56145Quyền được lãng quên ở một số quốc gia và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
“Quyền được lãng quên” là một quyền quan trọng cần được ghi nhận và bảo vệ. Bài viết phân tích, bình luận về các quy định của pháp luật ở một số quốc gia liên quan đến việc ghi nhận và bảo vệ quyền được lãng quên, và khuyến nghị một số chính sách cho Việt Nam.
56146Quyền được lãng quên từ thực tiễn phán quyết trong phạm vi Liên minh Châu Âu
Liên minh châu Âu là khu vực tiên phong trên thế giới trong việc ban hành pháp luật liên quan đến quyền được lãng quên (Right to be forgotten) trong các đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân (Data protection law). Kể từ năm 2014, quyền được lãng quên đã trở thành một trọng tâm tranh luận trên toàn thế giới về làn ranh giữa quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận, bắt nguồn từ một phán quyết của Tòa án công lý Liên minh châu Âu. Năm năm sau đó, vào năm 2019, Tòa án này tiếp tục đưa ra thêm hai phán quyết liên quan đến quyền được lãng quên. Những phán quyết này đã tạo ra các thực tiễn áp dụng và giải thích pháp luật quan trọng trong phạm vi Liên minh châu Âu liên quan đến quyền riêng tư và quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân.
56147Quyền được nói - vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế
Phần I: Truyền thông hỗ trợ thị trường nhu thế nào?; Phần II: Điều gì tạo thuận lợi cho truyền thông?; Phần III: Truyền thông nói gì về truyền thông?.
56148Quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân và thực trạng hiện nay
Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người, cần được luật nhân quyền quốc tế, pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo đảm thực thi. Pháp luật Việt Nam quy định tương đối toàn diện về thể chế, thiết chế và các nguồn lực chính yếu, nhằm bảo đảm cho quyền được sống trong môi trường trong lành. Tuy nhiên, thực tiễn việc đảm bảo quyền này cho cá nhân, công dân theo pháp luật ở nước ta còn nhiều hạn chế.
56149Quyền được sử dụng thực phẩm an toàn theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Phân tích khái niệm và nội dung các quy định về quyền được sử dụng thực phẩm an toàn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.
56150Quyền được suy đoán vô tội theo hiến pháp và vấn đề bảo đảm thực thi ở Việt Nam hiện nay
Nêu ý kiến nhận xét một số vấn đề đặt ra trong việc bảo đảm thực thi quy định của Hiến pháp về quyền được suy đoán vô tội ở Việt Nam hiện nay.