CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế Malaysia và triển vọng phục hồi / Trần Thị Lan Hương, Lê Lan Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2025 .- Số 8 .- Tr.14 - 25 .- 330
Sự bùng phát của một loại virus mới được gọi tên SARS-CoV-2, xuất hiện vào năm 2019, được Tổ chức Y tế Thê' giới xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đối với các nước đang phát triển, vốn có khả năng tài chính hạn chế, phải đối mặt với thách thức không chỉ trong việc đáp ứng các nguồn lực để ứng phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những hậu quả nặng nề mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia bị ảnh hưởng. Malaysia củng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch toàn cầu này. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Malaysia đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan củng như tập trung phục hồi lại nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bài viết đảnh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đán h giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.
2 Ngân hàng trung ương trong kỷ nguyên số : kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam / Ngô Đức Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 283 - Tháng 03 .- Tr. 84 - 88 .- 332.024
Bài nghiên cứu tập trung làm rõ cách thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số của một số ngân hàng trung ương tại châu Âu và Đông Nam Á, từ đó rút ra những nhiệm vụ cấp bách mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thực hiện để hỗ trợ ngành ngân hàng của nước ta theo kịp bước tiến của thời đại.
3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 / Trần Thị Bảo Khanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 283 - Tháng 03 .- Tr. 89 - 92 .- 658
Những tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 cùng với yêu cầu chuyển đổi số đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi tất cả các quốc gia cần phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án: "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Và nhằm góp phần đề xuất các giải pháp có thể áp dụng ở Việt Nam hiện nay, bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối tác động của cuộc cách mạng 4.0.
4 Những biểu hiện giao lưu văn hóa giữa La Mã và một số quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ I - thế kỷ V) / Lưu Trang, Trương Bảo Nhi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 14 - 25 .- 306.09
Sự bùng phát của một loại virus mới được gọi tên SARS-CoV-2, xuất hiện vào năm 2019, được Tổ chức Y tế Thê' giới xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đối với các nước đang phát triển, vốn có khả năng tài chính hạn chế, phải đối mặt với thách thức không chỉ trong việc đáp ứng các nguồn lực để ứng phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những hậu quả nặng nề mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia bị ảnh hưởng. Malaysia củng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch toàn cầu này. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Malaysia đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan củng như tập trung phục hồi lại nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bài viết đảnh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đán h giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.
5 Mô hình tác động của tín dụng ngân hàng đến thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN : tiếp cận theo Bayes / Bùi Ngọc Toản // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 283 - Tháng 03 .- Tr. 89 - 92 .- 332.024
Ohân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN. Đối với phương pháp ước lượng, tác giả ước lượng mô hình theo phương pháp Bayes. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng ngân hàng có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN, xác suất xảy ra tác động này gần như là chắc chắn. Hơn nữa, các phát hiện của bài nghiên cứu này còn chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thất nghiệp, trong khi các biến kiểm soát khác (như: lạm phát, độ mở thương mại và tăng trưởng dân số) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thất nghiệp. Điều đáng chú ý của bài nghiên cứu này là xác định được xác suất xảy ra tác động của tín dụng ngân hàng và các biến kiểm soát đến tỷ lệ thất nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào mức độ tác động của các biến trong mô hình như hầu hết các nghiên cứu trước. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này là cơ sở tin cậy để các quốc gia ASEAN có thể xác định được các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tín dụng ngân hàng gắn với làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
6 Sự tương đồng trong lễ hội, tín ngưỡng vòng đời cây lúa ở một số nước Đông Nam Á / Trương Thúy Trinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- 8 .- Tr. 72 - 82 .- 327
Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực đứng đầu về đa dạng tôn giảo. Tuy nhiên, ngay từ thời tiền sử, Đông Nam Ả sớm có một nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển, nó là nhân tố mang lại sự tương đồng về văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó các lễ hội, tín ngưỡng vòng đời cây lúa trở thành một trong những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Đồng Nam Á. Trên cơ sở trình bày một số lễ hội, tín ngưỡng chính gắn với vòng đời cây lúa trong truyền thống văn hóa ở các nước Đông Nam Á, bài viết nhằm làm rõ sự tương đồng của các lễ hội, tín ngưỡng này ở các nước qua một sổ đặc điểm: yếu tố nữ, biểu tượng Naga, tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực, tính cộng đồng. Đồng thời đánh giá bước đầu về vai trò, vị trí của lễ hội, tín ngưỡng gắn với cây lúa trong đời sống xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan và là một gợi ý cho cóc nghiên cứu về vùng văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực lễ hội, tín ngưỡng nông nghiệp khu vực Đông Nam Á.
7 Phát triển xanh các khu công nghiệp ở Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Ngọc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 93 - 96 .- 658
Trung Quốc là một trong những quốc gia có số lượng khu công nghiệp (KCN) lớn nhất, đóng vai trò quan trọng đối với cả chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế của nước này. Các KCN đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính bền vững của ngành công nghiệp và phát triển kinh tế trong những thập kỷ gần đây. Với mục tiêu phát huy các lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên để thúc đẩy phát triển bền vững, các chương trình phát triển xanh đa dạng đối với các KCN đã được thúc đẩy theo mô hình từ trên xuống do chính quyền trung ương hỗ trợ. Bài viết trao đổi về phát triển xanh các KCN ở Trung Quốc từ đó, đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
8 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietcombank / Nguyễn Hữu Khoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 89 - 92 .- 332.04
Bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) từ đó rút bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thể áp dụng.
9 Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ (1900 - 1935) và hệ quả / Trần Thị Quế Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 52 - 62 .- 327
Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các quốc gia. Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935. Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia.
10 Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2021 / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 83-95 .- 340.01422
Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam bắt đầu từ sự kiện năm 1994 khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Kể từ khi trở thành thành viên của Công ước luật biển, Việt Nam đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm trong việc luật hóa luật biển, hệ thống pháp luật của Việt Nam về biển đảo được ban hành đồng bộ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, hợp tác quốc tế về biển. Hơn hai thập niên thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, Việt Nam đã có được những bài học kinh nghiệm trong hoạch định và thực thi chính sách biển, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyển chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu phăn tích và luận giải những nội dung của luật biển quốc tế đã được Việt Nam vận dụng trong nội luật hóa, triển khai thực hiện trong thời gian qua, và định hướng cho thời gian tới.