CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
111 Vai trò năng lực tâm lý của bác sỹ đối với chất lượng khám chữa bệnh / Phạm Xuân Đà, Hà Kiên Tân, Tô Phước Hải, Nguyễn Thị Hương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 1-6 .- 610

Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa năng lực tâm lý và chất lượng khám chữa bệnh của bác sỹ tại một số bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh dựa vào các lý thuyết năng lực tâm lý. Năng lực chuyên môn của bác sỹ luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng khám chữa bệnh, nhưng năng lực tâm lý (sự hy vọng, lạc quan khi gặp khó khăn trong công việc, tính kiên cường để giải quyết tình huống khi có biến cố xảy ra, sự tự tin trong điều trị) cũng không kém phần quan trọng, giúp bác sỹ có những quyết định điều trị đúng lúc, kịp thời và mang lại hiệu quả điều trị tốt, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh lại chưa được các cơ sở y tế quan tâm đúng lúc. Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp, chính sách, thước đo để khuyến khích, khơi dậy sự nhiệt huyết của bác sỹ. Từ đó, góp phần đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo chỉ đạo của ngành y tế.

112 Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập / Bùi Tuấn Thành, Đỗ Đức Vương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 7-13 .- 330

Nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập ở Việt Nam. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cạnh tranh trung lập đã dần được đề cập và triển khai, hướng đến loại bỏ hành vi cạnh tranh không còn phù hợp, đổi mới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, duy trì và phát triển những đóng góp tích cực của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế nước nhà trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đối với một nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam, vấn đề cạnh tranh trung lập càng cần được chú trọng và áp dụng triển khai một cách phù hợp trong nền kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, bất chấp đang được hưởng ưu đãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực đặc quyền.

113 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước, cổ đông là tổ chức và lợi thế thương mại của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh / Phạm Tiến Mạnh, Phạm Thị Anh Đào, Trần Châu Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 14-17 .- 650

Trình bày nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước, cổ đông là tổ chức và lợi thế thương mại của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Việt Nam còn ghi nhận lợi thế thương mại với một tỷ lệ thấp do những khó khăn trong việc đo lường và xác định giá trị các tài sản vô hình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc hạch toán lợi thế thương mại nhất định có thể dẫn đến những khó khăn hoặc thuận lợi cho các công ty trong việc cạnh tranh trong các giao dịch quốc tế như đấu thầu quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, số lượng thành viên hội đồng quản trị và tài sản dài hạn có tác động đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Các biến nghiên cứu khác như cổ đông tổ chức, đòn bẩy tài chính, ROA, ROE không có tác động đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

114 Nghiên cứu mô hình tự đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua áp dụng Giải thưởng chất lượng quốc gia và một số đề xuất / Phạm Mạnh Trường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 18-22 .- 330

Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tự đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi quốc gia trê thế giới luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Để phát triển, các doanh nghiệp cần có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp cần theo dõi, đánh giá các khía cạnh như: dịch vụ khách hàng, chất lượng, năng suất, tinh thần của nhân viên, môi trường làm việc và giao hàng đúng hạn. Các mô hình giải thưởng chất lượng, hay còn gọi là mô hình hoạt động xuất sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp về quản lý chất lượng cũng như cung cấp hướng dấn cho các doanh nghiệp đang mong muốn xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Hoạt động tự đánh giá đã được các doanh nghiệp trên khắp thế giới thừa nhận như một công cụ định hướng phát triển các hoạt động liên quan đến chất lượng trong doanh nghiệp.

115 Cải tiến thời gian dây chuyền sản xuất cá tra fillet thông qua sơ đồ chuỗi giá trị : một nghiên cứu điển hình / Võ Trần Thị Bích Châu, Lê Phan Hưng, Nguyễn Thắng Lợi, Nguyễn Nhựt Tiến, Ngô Hoàng Khải, Đỗ Ngọc Hiền // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 23-29 .- 363

Nghiên cứu nhằm xác định lãng phí trong dây chuyền sản xuất cá tra fillet tại Công ty TNHH HTV Hải sản 404 dựa trên các công cụ tinh gọn. Sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) là một trong những công cụ chủ yếu nhận ra công đoạn gây lãng phí trong quá trình sản xuất và giúp định hình chuỗi giá trị trong tương lai khi áp dụng những cải tiến của hệ thống sản xuất tinh gọn. Triết lý của hệ thống sản xuất này là loại bỏ các lãng phí, trao quyền cho công nhân, giảm tồn kho và đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nâng cao năng suất, giảm hàng tồn kho trong quá trình làm việc, cải thiện chất lượng, giảm sử dụng không gian và tổ chức nơi làm việc tốt hơn. Trước tiên, bài báo tìm hiểu quy trình sản xuất của Công ty, xây dựng VSM hiện tại và nhận diện lãng phí mà Công ty gặp phải. Từ đó, sử dụng thẻ Kanban để đảm bảo chất lượng và sản lượng đầu ra, loại bỏ tồn kho bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất. Tiếp theo, xây dựng VSM tương lai và thực hiện mô phỏng quy trình sản xuất bằng phần mềm Arena nhằm kiểm chứng hiệu quả sau khi đề xuất cải tiến.

116 NFT dưới góc nhìn luật bản quyền / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 15-19 .- 340

Phân tích những tranh luận xung quanh vấn đề bản quyền liên quan đến NFT là cần thiết cho đến việc định hình cơ chế điều chỉnh pháp lý về bản quyền đối với NFT trong tương lai. NFT tạm dịch là token không thể thay thế, là một loại tài sản mật mã có nguồn gốc từ các hợp đồng thông minh trên nền tảng chuỗi khối. NFT là một dạng chuỗi số mã hóa mang tính duy nhất, không thể thay thế, chứa thông tin nhận dạng và xác minh tài sản được lưu giữ trên hệ thống chuỗi khối, vì vậy NFT có thể dùng để lưu trữ, xác định sự tồn tại và quyền sở hữu của các vật phẩm, sản phẩm, tài sản và giao dịch trên thế giới. Nhìn chung, vẫn còn nhiều câu hỏi mở liên quan đến NFT và bản quyền, đặc biệt là khi thị trường mua bán NFT càng ngày càng nhộn nhịp với các giá trị giao dịch cao hơn những gì công chúng có thể dự đoán. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian và nghiên cứu để chỉ ra được mối quan hệ giữa NFT và lý thuyết bản quyền, đồng thời dự báo các vấn đề pháp lý và vi phạm bản quyền có thể xảy ra.

117 Công cụ chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa / Đỗ Vũ Phương Anh, Hoàng Văn Tuyên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 20-22 .- 330

Phân tích một số công cụ chính sách tài chính (trực tiếp và gián tiếp) được một số quốc gia trên thế giới sử dụng, với mong muốn cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã và đang là chủ đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong số đó, chính sách tài chính được xem là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về chính sách tài chính có thể thấy rằng, có khá nhiều công cụ tài chính mà các quốc gia đã và đang áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

118 Sản phẩm Halal – tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa / Ngô Thị Ngọc Hà, Lê Thành Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 23-24 .- 330

Trình bày tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa của sản phẩm Halal. Nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn vì nhiều người không theo đạo Hồi nhưng vẫn ưa thích thực phẩm Halal, do chúng đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm Halal còn mở rộng không chỉ đối với thực phẩm mà cả dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều mặt hàng khác.Việc tiêu chuẩn hóa các đối tượng liên quan đến sản phẩm Halal là một trong các biện pháp quan trọng của Bộ KH&CN, cùng với các bộ, ngành nhằm đưa sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Halal toàn cầu, góp phần tăng giá trị của chuỗi nông sản Việt Nam.

119 Công nghệ kết nối trong sản xuất nông nghiệp thông minh và định hướng cho Việt Nam / Lưu Thị Quỳnh Trang, Vương Quang Huy, Vũ Minh Trung, Nguyễn Trường Sơn, Chu Đức Hà, La Việt Hồng, Phạm Minh Triển // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 25-28 .- 330

Cung cấp thông tin khái quát về công nghệ kết nối và những ứng dụng của công nghệ này trong sản xuất nông nghiệp thông minh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng áp dụng ở Việt Nam. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang phải chịu áp lực từ hai bài toán lớn là gia tăng dân số và giảm sút diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự thay đổi về phần cứng của thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, cần thiết phải có sự chuyển đổi số để giúp người nông dân sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Trong thời gian qua, những tiến bộ về điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã cho phép nâng cao hiệu quả canh tác và năng suất cây trồng. Trong đó, các nền tảng kết nối được sử dụng nhiều trong nhiều mô hình nông nghiệp thông minh để giám sát cây trồng, vật nuôi; quản lý nhà kho và vận hành thiết bị máy móc.

120 Thi công gia cố nền bằng công nghệ Jet Grouting đường kính lớn : “vũ khí công nghệ” của FECON / Quốc Bảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 29-30 .- 690

Phân tích “vũ khí công nghệ” của FECON trong thi công gia cố nền bằng công nghệ Jet Grouting đường kính lớn. Với mục tiêu trở thành tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam, Công ty CP FECON đã xác định hướng đi chuyên biệt, đó là lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng để phát triển. Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thi công gia cố nền được xem là một lợi thế của công ty, với năng lực ở hầu hết các phương pháp gia cố nền tiên tiến hiện nay như đầm rung thay thế (cọc cát, cọc đá), đầm rung làm chặt, đầm động, trộn sâu xi măng đất (CDM), gia tải trước bằng bơm hút chân không. Đặc biệt, Jet Grouting (khoang phụt vữa) đường kính lớn (BDJ) là một trong những công nghệ thi công xây dựng hiện đại đã mang lại thành công cho thương hiệu FECON trên thị trường.