CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Giảng viên DTU
101 Sản phẩm Halal – tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa / Ngô Thị Ngọc Hà, Lê Thành Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 23-24 .- 330
Trình bày tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa của sản phẩm Halal. Nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn vì nhiều người không theo đạo Hồi nhưng vẫn ưa thích thực phẩm Halal, do chúng đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm Halal còn mở rộng không chỉ đối với thực phẩm mà cả dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều mặt hàng khác.Việc tiêu chuẩn hóa các đối tượng liên quan đến sản phẩm Halal là một trong các biện pháp quan trọng của Bộ KH&CN, cùng với các bộ, ngành nhằm đưa sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Halal toàn cầu, góp phần tăng giá trị của chuỗi nông sản Việt Nam.
102 Công nghệ kết nối trong sản xuất nông nghiệp thông minh và định hướng cho Việt Nam / Lưu Thị Quỳnh Trang, Vương Quang Huy, Vũ Minh Trung, Nguyễn Trường Sơn, Chu Đức Hà, La Việt Hồng, Phạm Minh Triển // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 25-28 .- 330
Cung cấp thông tin khái quát về công nghệ kết nối và những ứng dụng của công nghệ này trong sản xuất nông nghiệp thông minh, trên cơ sở đó đề xuất định hướng áp dụng ở Việt Nam. Nền sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang phải chịu áp lực từ hai bài toán lớn là gia tăng dân số và giảm sút diện tích đất canh tác. Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự thay đổi về phần cứng của thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, cần thiết phải có sự chuyển đổi số để giúp người nông dân sử dụng một cách hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Trong thời gian qua, những tiến bộ về điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin đã cho phép nâng cao hiệu quả canh tác và năng suất cây trồng. Trong đó, các nền tảng kết nối được sử dụng nhiều trong nhiều mô hình nông nghiệp thông minh để giám sát cây trồng, vật nuôi; quản lý nhà kho và vận hành thiết bị máy móc.
103 Thi công gia cố nền bằng công nghệ Jet Grouting đường kính lớn : “vũ khí công nghệ” của FECON / Quốc Bảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 29-30 .- 690
Phân tích “vũ khí công nghệ” của FECON trong thi công gia cố nền bằng công nghệ Jet Grouting đường kính lớn. Với mục tiêu trở thành tập đoàn xây dựng và phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam, Công ty CP FECON đã xác định hướng đi chuyên biệt, đó là lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng để phát triển. Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thi công gia cố nền được xem là một lợi thế của công ty, với năng lực ở hầu hết các phương pháp gia cố nền tiên tiến hiện nay như đầm rung thay thế (cọc cát, cọc đá), đầm rung làm chặt, đầm động, trộn sâu xi măng đất (CDM), gia tải trước bằng bơm hút chân không. Đặc biệt, Jet Grouting (khoang phụt vữa) đường kính lớn (BDJ) là một trong những công nghệ thi công xây dựng hiện đại đã mang lại thành công cho thương hiệu FECON trên thị trường.
104 Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Thị Hường, Đặng Thanh Sơn, Nguyễn Văn Ngọc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 99-101 .- 650
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trường hợp của tỉnh Kiên Giang. Rút ra những hàm ý quản trị về học thuật cũng như thực tiễn, góp phần giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
105 Nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ : tổng quan nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Vương Thành Long // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 102-104 .- 650.01
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với mục tiêu là tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai.
106 Phát triển bền vững nguồn dược liệu tại Việt Nam / Phạm Văn Duy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 16-18 .- 633.8
Bài viết tập trung phân tích thực trạng nguồn dược liệu hiện có ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để ngành dược liệu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
107 Giải pháp phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 19-21 .- 330
Bài viết hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế xanh, phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi và sự cần thiết của phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi ở Việt Nam. Bài viết sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng. Phân tích chủ yếu dựa trên kết quả xử lý dữ liệu và thông tin thu được từ thực tế khảo sát. Các dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng và mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế xanh trong chăn nuôi ở Việt Nam, từ đó đưa ra đánh giá và phân tích một cách toàn diện bức tranh phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi ở Việt Nam.
108 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị hiện nay / Trần Như Quốc Bảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 22-24 .- 330
Tổng quan về hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị
109 Phục hồi du lịch tại Hà Giang : khai thác hiệu quả truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội / Nguyễn Hùng Tiến, Lê Hải Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 34-36 .- 910
Du lịch Hà Giang trong đại dịch; Cơ hội khi du lịch nội địa đóng vai trò chủ đạo trong phục hồi du lịch; Truyền thông du lịch trên các nền tảng mạng xã hội có hiệu quả mạnh mẽ; Một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của mạng xã hội để phục hồi du lịch.
110 Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh / Tô Ngọc Thịnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 37-39 .- 910
Bài viết sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập được để phân tích, làm rõ sự đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long và thực trạng phát triển du lịch của Quảng Ninh thời gian qua, từ đó gợi ý một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững nói riêng, phát triển du lịch nói chung.