CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiểu thuyết

  • Duyệt theo:
21 Lưỡng cực thẩm mỹ trong tiểu thuyết Kim Các Tự của Mishima Yukio / Khương Việt Hà // .- 2018 .- Số 12 (562) .- Tr. 61- 74 .- 895.1

Kim Các Tự là ánh phản tột cùng của thẩm mỹ đa thanh, tương phản, nơi tinh tế, tế nhị, thiện mỹ cận kề lạnh lùng, hung bạo, xấu xa. Song hành bên nhau và nương tựu vào nhau, hàng loạt các cặp đối lập như ánh sáng và bóng tối, thiện và phi thiện, thực tại và huyễn mộng, sự sống và cái chết, hiền minh và tật bệnh hiện hữu trong từng trang tiểu thuyết, trở thành từng bình diện cấu thành một hệ thống thẩm mỹ lưỡng cực xuyên suốt thánh thư về cái đẹp Kim Các Tự.

22 Phê bình cách phân chia Đông phương luận: Đặt cạnh nhau không gian trong nhà qua tác phẩm Căn phòng tối (1938) của R.K. Narayan và Người tung hứng (1990) của Rachilde / Phạm Phương Chi // .- 2018 .- Số 11 (561) .- Tr. 87 - 105 .- 400

Bài viết so sánh không gian trong nhà được khắc họa trong hai tiểu thuyết: Căn phòng tối và Người tung hứng để chứng minh cho sự thất bại của diễn ngôn phương Tây trong khả năng biểu đạt một thế giới cởi mở và linh động đồng thời dự phần vào một bước ngoặt đương đại của chuyên ngành văn học so sánh.

23 Một số mô thức xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới / Đỗ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 79 - 92 .- 400

Tiểu thuyết viết về nông thôn sau Điổi mới với những mô thức xung đột nổi bật: Xung đột giai cấp trong cải cách ruộng đất; Xung đột nhu cầu – chuẩn mực; Xung đột thật – giả;

24 Một số vấn đề về dịch thành ngữ trong tiểu thuyết đàn hương hình của Mạc Ngôn qua bản dịch của Trần Đình Hiến / Phạm Văn Minh // .- 2018 .- Số 5 (272) .- Tr. 16 - 19 .- 400

Trần Đình Hiến là một trong những dịch giả sớm nhất và thành công nhất trong việc chuyển ngữ các tác phẩm của Mạc Ngôn. Trong tác phẩm, Đàn hương hình, dịch giả đã sử dụng rất linh hoạt các phương pháp dịch như dịch ý, dịch lược bỏ, dùng âm Hán Việt để cố gắng chuyển tải những ý nghĩa ẩn chứa trong những câu thành ngữ xuất hiện trong tác phẩm. Những cố gắng đó đã làm nên thành công của bản dịch, giúp bạn đọc tiếp nhận một cách dễ dàng những giá trị văn hóa ẩn chứa trong tác phẩm.

25 Tiểu thuyết chữ quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX trên tiến trình chuyển đổi loại hình văn học cũ và mới / Nguyễn Thị Linh Chi // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 87 - 97 .- 400

Nêu lên những tiền đề xã hội, văn hóa tác động đến sự xuất hiện loại hình văn học mới ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Những yếu tố khách quan góp phần hình thành thể loại văn học mới; Tiểu thuyết chữ quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX góp phần đưa văn học Việt Nam bước vào con đường hiện đại.