Tác động của ô nhiễm môi trường, FDI, năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Dương Hoàng Anh, Ngô Ngân HàTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và phân tích đồng tích hợp Johansen để phân tích tác động trong ngắn hạn và dài hạn của ô nhiễm môi trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năng lượng tái tạo đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn và dài hạn, ô nhiễm môi trường, FDI, năng lượng tái tạo đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, thông qua kết quả phân tích phản ứng đẩy (IRFs) cho thấy, trong ngắn hạn, sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do cú sốc của chính tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, FDI và năng lượng tái tạo được đánh giá chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ vào sự tăng trưởng này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị chính sách cho Việt Nam liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu hút FDI có chất lượng và phát triển năng lượng tái tạo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
- Xu hướng thị trường Fintech và tăng trưởng tại Việt Nam : sự phát triển, động lực chính và tác động đến hòa nhập tài chính
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa đến lượng phát thải CO2 ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình ARDL
- Xu hướng thị trường Fintech và tăng trưởng tại Việt Nam : sự phát triển, động lực chính và tác động đến hòa nhập tài chính
- Đẩy mạnh cải cách thể chế và chuyển đổi số là những giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
- Đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam