CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Hán--Ngữ pháp
21 Kiểu từ ngữ rút gọn trong tiếng Hán : nghiên cứu trường hợp báo cáo chính trị đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Mai Anh, Khuất Thị Minh Chi, Trần Thị Nhung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- Tr.62-72 .- 400
Khái quát về kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn tiếng Hán. Phân tích đặc điểm về kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. So sánh kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn trong báo cáo chính trị của các kì Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc với từ ngữ rút gọn thông thường khác.
22 Phân tích ý nghĩa của từ chỉ vị giác 甜 (ngọt) trong tiếng Hán dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Bùi Thu Phương // .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 17-21 .- 495.1
Phân tích các đặc điểm ánh xạ của từ “甜” (ngọt) dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, từ đó giúp người dùng tiếng Hán hiểu rõ hơn các khái niệm liên quan đến “甜” (ngọt).
23 Môt số đặc điểm ngữ nghĩa của liên từ đẳng lập “而” trong tiếng Hán và “mà” trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Ngọc Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 62-66 .- 400
Trên cơ sở so sánh đối chiếu Hán – Việt, bài viết dự kiến các lỗi sai mà người học thường mắc phải khi sử dụng liên từ “玩”do chịu ảnh hưởng của tiếng Việt, từ đó giúp nâng cao hiệu quả học tiếng Hán nói chung và liên từ nói riêng của người Việt Nam.
24 Ẩn dụ ý niệm miền nguồn “đồ vật” trong tục ngữ tiếng Hán / Liêu Thị Thanh Nhàn // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Tr. 154-165 .- 400
Khảo sát, thống kê những ẩn dụ ý niệm miền nguồn “đồ vật” trên ngữ liệu tục ngữ - nơi lưu giữ quan niệm sống, tri thức văn hóa dân gian của người Hán từ bộ công trình có uy tín hiện nay tại Trung Quốc, đó là Từ Tông Tài (2006).
25 Bàn về dạy học ngữ pháp tiếng Hán giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam : trường hợp khoa ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội / Hoàng Thị Thu Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 100-106 .- 495.9271
Khảo sát, phân tích, đối chiếu so sánh, tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy học ngữ pháp tiếng Hán giai đoạn sơ cấp ở Khoa Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một só kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
26 Một số đặc điểm về hình thức – cấu trúc của thành ngữ tiếng Hán có thành tố là con số / Giang Thị Tám // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 68-73 .- 495.1
Tập trung khảo sát ở bình diện hình thức – cấu trúc của các thành ngữ có thành tố là con số trong tiếng Hán hiện đại, như: Số lượng, sự tham gia của các con số trong thành ngữ và sự kết hợp giữa chúng.
27 Phân tích lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng phó từ chỉ mức độ và cụm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Hán hiện đại / Bùi Thị Thu Trang, Sú Xuân Thanh // .- 2020 .- Số 12(232) .- Tr. 37-50 .- 495.1
Tập trung phân tích lỗi sai thường gặp của sinh viên Việt Nam khi sử dụng phó từ chỉ mức độ và cụm phó từ chỉ mức độ trong tiếng Hán hiện đại. Đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học loại phó từ này.
28 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ về thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Thị Ngọc Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 72-77 .- 400
Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm các hiện tượng về thời tiết và các kinh nghiệm dự đoán thời tiết được thể hiện rõ trong tục ngữ về thời tiết tiếng Hán và tiếng Việt. Qua đây, làm sáng rõ sự tương đồng và khác biệt về kinh nghiệm thời tiết của người Trung Quốc và người Việt Nam qua tục ngữ về thời tiết.
29 Sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung của thành ngữ trên báo chí tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Phương Tâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 78-83 .- 400
Trình bày sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung, cách vận dụng thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên báo chí. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn đặc điểm nội dung cũng như giá trị biểu cảm trong cách sử dụng thành ngữ của hai dân tộc.