CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Hán--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
1 Đối chiếu nghĩa của từ chỉ kích thước “高” trong tiếng Hán và “cao” trong tiếng Việt / Trần Thị Ngọc Mai // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 159-166 .- 495.1

Nghiên cứu, khảo sát nghĩa của từ 高 trong tiếng Hán và “cao” trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ẩn dụ kích thước “cao” trong hai ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Số lượng, đẳng cấp, đánh giá và tâm lý. Từ đó phân tích đối chiếu sâu hơn thấy, ẩn dụ của từ “cao” trong hai ngôn ngữ với những điểm giống nhau, thể hiện được sự tương đồng trong mô hình nhận thức của con người nhưng cũng có những điểm khác biệt, do sự khác biệt về tư duy và văn hóa tạo nên.

2 Phân tích ý nghĩa ẩn dụ tri nhận của các từ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân / Mai Thị Ngọc Anh, Tô Vũ Thành // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 54-60 .- 495.1

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận và giả thuyết nghiệm thân để tiến hành phân tích và so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của các từ ngữ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ kết quả nghiên cứu có thể khằng định khả năng chuyển nghĩa, quá trình ý niệm hóa ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích của các từ này tương đối mạnh mẽ và đều chịu sự ảnh hưởng từ sự trải nghiệm nghiệm thân của con người.

3 Ngữ nghĩa tri nhận của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán và tiếng Việt thông qua ý niệm “con người là vật chứa” / Vi Thị Hoa, Ngô Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 61-69 .- 495.1

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ vật chứa tìm hiểu, phân tích ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận của cơ thể con người, bao gồm các từ: đầu, óc, tim, lòng, tay, tai, mắt, vv trong tiếng Hán và tiếng Việt. Con người là một thực thể xã hội, cơ thể con người được bộ da bao bọc xung quanh, là vật chứa toàn bộ không gian nội tại nằm bên trong lớp da đó.

4 So sánh đặc điểm từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (Trùng điệp từ) trong tiếng Hán (Lấy kiểu AA làm đối tượng nghiên cứu) / La Văn Thanh, Lưu Diễm Phân // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 89-93 .- 495.1

Trình bày một số nhận xét chung về từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (trùng điệp từ) trong tiếng Hán. So sánh đặc điểm giữa từ láy trong tiếng Việt và 重督诃 (trùng điệp từ) trong tiếng Hán.

5 Ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể: Chi sau trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Minh Nguyệt // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 29-38 .- 495.1

Trên cơ sở lí thuyết tri nhận ẩn dụ và hoán dụ, bài viết vận dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu tiến hành khảo sát quá trình chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thế 足 túc/ 脚 cước/ 眼 thoái trong tiếng Hán và chân tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên phiên dịch Hán – Việt.

6 Vấn đề bản vị trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán / Phạm Đức Trung, Hoàng Lan Chi // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 107-110 .- 495.1

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đã đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này là nên lấy biện pháp giảng dạy “từ bản vị” làm chủ đạo, đồng thời vận dụng cách dạy “tự bản vị” một cách đúng mức để góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán.

7 Sự biến đổi của từ mượn tiếng Anh trong tiếng Hán hiện đại / Vũ Thị Hương Trà // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 83-89 .- 495.1

Bài viết tiến hành phân tích, lí giải những biến đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của nhóm từ mượn tiếng Anh khi du nhập và tiếng Hán. Ngữ âm là một trong ba yếu tố quan trọng mà tiếng Hán vay mượn tiếng Anh. Trong quá trình vay mượn các từ mượn tiếng Anh sẽ tuân theo quy tắc của hệ thống ngữ âm tiếng Hán.

8 Một số biểu hiện nội dung của tục ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán / Hồ Thị Ngọc Hà // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 100-109 .- 495.1

Từ ngữ là vốn quý trong kho tàng văn học của mỗi dân tộc thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ước mơ, khát vọng và mang đậm văn hóa bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. Đi sâu vào tìm hiểu kho tàng tục ngữ của người Hán, chúng tôi thấy rằng tục ngữ có yếu tố động vật chiếm một số lượng đáng kể. Chúng phản ánh những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, kinh nghiệm sống của cộng đồng dân tộc Hán.

9 Đối chiếu phần B trong câu tồn tại giữa tiếng Hán và tiếng Việt / Hoàng Tố Nguyên, Trần Tuyết Nhung, Cái Thị Thủy, Trần Thị Hải Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 80-87 .- 495.18

Tìm hiểu đối chiếu so sánh về phần giữa – phần B của câu tồn tại tiếng Việt và tiếng Hán, đây cũng chính là phần khác biệt nhất của Câu tồn tại tiếng Việt và Câu tồn tại tiếng Hán.

10 Đối chiếu từ chỉ tay và bộ phận của tay trong tiếng Việt và tiếng Hán / Nguyễn Hải Quỳnh Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 91-96 .- 495.1

Bài viết thống kê cá từ chỉ tay và các bộ phận của tay trong tiếng Việt và tiếng Hán. Từ đó, bài viết đối chiếu chỉ ra sự giống nhua và khác nhau về số lượng cũng như cách thức phân chia, gọi tên tay và bộ phận của tay giữa hai ngôn ngữ.