CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Covid-19
81 Hạn chế quyền con người trong đại dịch Covid-19 dưới góc nhìn của Luật quốc tế, thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.86-100 .- 341.48
Bài viết nghiên cứu so sánh các trường hợp có thế hạn chế quyền con người theo tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về Các Các quyền dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa của Liên hợp quốc năm 1966 và khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đồng thời, bài viết bình luận giá trị pháp lý của Chỉ thị số 16/ CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý để có hạn chế quyền con người trong trường hợp cần thiết ở Việt Nam.
82 Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các gói hỗ trợ tài khóa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số khuyên nghị / Phạm Mạnh Hùng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 3-10 .- 332.12
Phân tích các gói hỗ trợ tài khóa đã được triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong đó tập trung cụ thể vào khả năng tiếp cận gói hỗ trợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chinh sách nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ chế hỗ trợ tài khóa trong giai đoạn phục hồi kinh tế sắp tới.
83 Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế về dược phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 - nhìn từ khung pháp lý WTO và Hiệp định (CPTPP) / Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Quốc Hùng // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.72-81 .- 346.597048
Bài viết này sẽ phân tích quyền tiếp cận dược phẩm trong thời kỳ COVID-19 với liên hệ cụ thể tới qui định về bắt buộc chuyển giao sáng chế của những hiệp định trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhằm đưa ra lưu ý cho Việt Nam với tư cách quốc gia ký kết các hiệp định này.
84 Chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 / Nguyễn Tuấn Việt, Phan Quỳnh Nga // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(126) .- Tr. 7-32 .- 327
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoạch định chính sách ngoại giao y tế của Việt Nam, trong đó có ngoại giao Vắc-xin, cũng như những hoạt động triển khai trên thực tế của ngoại giao y tế Việt Nam.
85 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 : thực trạng và giải pháp / Phan Thị Hoàng Yến, Đào Mỹ Hằng, Trần Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 8 (593) .- Tr. 16-21 .- 658
Bài viết tập trung chỉ ra thực trạng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
86 Chuyển đổi số sẽ là “bàn đạp” để thúc đẩy ngành du lịch hậu Covid-19 / Nguyễn Khiêm // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 22-27 .- 004
Covid-19 đã khiến lượng khách và tổng thu ngành du lịch lùi lại. Đứng trước điều này đòi hỏi ngành du lịch lựa chọn chuyển đổi số hay là chết. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi số đòi hỏi thay đổi cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá. Vì vậy cần đổi mới trong cả tư duy và hành động của ngành du lịch, từ cơ quan quản lý đến doanh nghiệp.
87 Đại dịch Covid-19 và mối đe dọa đối với kế hoạch giảm phát thải nhựa toàn cầu / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 46-48 .- 363
Ô nhiễm rác thải đang là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đứng trước tình hình này các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và chuyển sang kinh tế tuần hoàn. Tính năng tiện ích và ngăn các giọt bắn chứa virut của thiết bị bảo hộ y tế từ nhựa cho một lượng chất thải lớn. Vì vậy giảm thiểu chất thải nhựa đang là vẫn đề cấp bách cần thiết trên toàn thế giới.
88 Sự tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức, và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-19 / Trịnh Thùy Anh, Kiều Anh Tài // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 22-41 .- 658
Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu và quản lý bắt đầu quan tâm dự báo hành vi người tiêu dùng sau đại dịch. Nghiên cứu này xem xét sự tác động của các yếu tố tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức đến các yếu tố sau khi chấp nhận công nghệ là chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến: Sự khẳng định mong đợi, sự hài lòng và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả phân tích PLS-SEM của dữ liệu khảo sát với người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến từ khi đại dịch bùng phát cung cấp bằng chứng khẳng định các mối quan hệ: Sự khẳng định mong đợi tác động đến sự hài lòng, và cùng với sự hài lòng có tác động đến ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả cũng cho thấy việc đánh giá thấp thông tin của chính bản thân dẫn đến sự bắt chước người khác, và sự bắt chước có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi và sự tỉnh thức, cũng như sự tương tác giữa hai yếu tố này, cũng có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Những đóng góp về mặt lý thuyết và hàm ý quản lý cũng được thảo luận trong bài báo.
89 Quyền Tiếp cận vắc xin phòng ngừa Covid-19 trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Văn Quân, Vũ Thành Cự // .- 2022 .- Số 2+3 (450+451) .- Tr.31 - 41 .- 346.597048
Đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại trong giai đoạn hiện nay. Thế giới chỉ có thể thoát khỏi đại dịch và quay trở lại trạng thái bình thường thông qua việc tiêm chủng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp vắc xin có hạn vẫn là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích các quan điểm khác nhau về việc miễn trừ bảo hộ vắc xin Covid-19 dưới góc độ luật sở hữu trí tuệ và luật nhân quyền quốc tế; chỉ ra các cản trở của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với mở rộng quyền tiếp cận vắc xin; và đánh giá tác động của cơ chế quản trị toàn cầu hiện có trong việc thúc đẩy tiếp cận vắc xin Covid-19.
90 Tác động kép từ dịch Covid -19 và xung đột Nga - Ukraine đến xăng dầu : giải pháp nào giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh / Hà Thị Tuyết Minh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 32-38 .- 332.1
Bài viết đánh giá hệ quả của giá xăng dầu tăng tăng do "tác động kép" của đại dịch Covid-19 và "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga - Ukraine đến các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện "bình thường mới", thích ứng an toàn.