CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
61 Tác động của mức độ bùng phát dịch bệnh COVID-19 đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Minh, Lê Quang Minh // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 75-82 .- 658

Việt Nam phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020, tác động tiêu cực đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tác động của mức độ bùng phát dịch bệnh Covid-19 đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ Quý 1 năm 2020 đến Quý 2 năm 2021. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ Bloomberg và Worldometers, nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ bùng phát dịch bệnh Covid-19 có tác động tích cực đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng khi các doanh nghiệp cần phải có tiền để tồn tại với doanh thu suy giảm và để hồi phục sau dịch bệnh.

62 Đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19 và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Thu, Nguyễn Thị Phương Thúy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 52-55 .- 658

Trình bày chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19. Kinh nghiệm về thích ứng với sự điều chỉnh chuỗi cung ứng. Một số hàm ý cho chính sách Việt Nam.

63 Du khách Khánh Hòa và bài toán tiếp cận thị trường quốc tế thời hậu Covid-19 / Nguyễn Đức Thắng, Trịnh Thị Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 48-50 .- 910

Thời gian qua, số lượng khách Inbound của khánh Hòa có phần phụ thuộc vào một số thị trường quốc tế trọng điểm, tránh phụ thuộc vào một số ít thị trường nhất định, phát huy bền vững thời hậu Covid-19 rất cần sự chung tay giữa chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch và nhiều bên liên quan.

64 Biến đổi sinh kế của người dân Tràng An trong quá trình phát triển du lịch / Lê Hải // .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 9-10 .- 910

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến hầu hết khắp các lĩnh vực trong nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Khởi động lại du lịch an toàn sẽ góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu đặt ra trong bối cảnh bình thường mới là những lợi ích mà du lịch mang lại sẽ được phân bổ một cách rộng rãi và công bằn. Do đó, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã chọn chủ đề cho ngày Du lịch thế giới năm 2021 là: "Du lịch vì sự tăng trưởng toàn diện".

65 Chất lượng cuộc sống ở người bệnh Covid-19 xuất viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch / Nguyễn Thiện Minh, Đỗ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Trường Xuân, Lý Tiểu Long, Đặng Thị Thiện Ngân, Nguyễn Thị Hoàng Huệ, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Huỳnh Thị Kim Truyền, Sầm Hà Như Vũ, Lê Phước Hùng, Phạm Thị Kim Yến // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 221-229 .- 610

Phân tích chất lượng cuộc sống ở người bệnh Covid-19 xuất viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Covid-19 gây ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh, do đó hiểu biết về ảnh hưởng của Covid-19 đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQoL) của người bệnh là chìa khóa quan trọng nhằm xây dựng chính sách và các chương trình can thiệp cộng đồng. Sau phân tích đa biến và kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng, nghiên cứu cho thấy nữ giới có HRQoL cao hơn nam giới,; tuổi càng cao điểm HRQoL giảm; mắc bệnh đái tháo đường và/hoặc bệnh lao phổi/ ngoài phổi cũ là yếu tố làm giảm HRQoL ở người bệnh Covid-19. Cần có các chương trình hỗ trợ và tư vấn tâm lý, sàng lọc rối loạn tâm thần ở người bệnh Covid-19 nhập viện.

66 Thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ / Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Thị Anh Thu, Nguyễn Quốc Việt // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 8(761) .- Tr. 12-14 .- 330

Trình bày thúc đẩy chuyển đổi số đối với ngành dịch vụ. Đại dịch Covid-19 là một trong những khó khăn lớn mà các ngành, lĩnh vực phải vượt qua, nhưng đây cũng là cơ hội, đặc biệt đối với các ngành dịch vụ trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số. Thực tế qua 2 năm đại dịch cho thấy, đã có những dấu hiệu tích cực của chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, logistics. Bên cạnh đó, chuyển đổi số của ngành dịch vụ cũng đang đối mặt với một số thách thức, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp thiết thực, khả thi và doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn. Chính phủ cần: đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao hiểu biết và kỹ năng số của người lao động, bồi dưỡng, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, tạo ra khung pháp lý số nhằm nâng cao khả năng bảo vệ người dùng các dịch vụ kỹ thuật số. Về phía doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược, đầu tư nguồn lực cho chuyển đổi số.

67 Tâm thế vững vàng, sẵn sàng bứt phá / Viễn Nguyệt // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 05 .- Tr. 16-17 .- 910

Chật vật xoay sở giữa muôn vàn khó khăn bởi đại dịch Covid-19 để duy trì hoạt động bằng nhiều cách thức khác nhau, chờ thời điểm du lịch “kích hoạt” trở lại, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã nỗ lực vượt qua cơn “sóng gió”, bước vào “cuộc chơi mới” với tâm thế vững vàng, sẵn sàng cho sự bứt phá, dù khó khăn, thách thức phía trước còn nhiều…

68 Những “lỗ hổng” từ vụ việc của công ty Việt Á / Nguyễn Quang Anh // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 30-34 .- 340

Sai phạm nghiêm trọng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi lớn: Liệu rằng quy định về đấu thầu chỉ định có đang tồn tại lỗ hổng để một số cá nhân lợi dụng trục lợi từ tài sản của Nhà nước? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở đâu khi liên tiếp để xảy ra những hành vi sai phạm này? Giải pháp nào để bịt kín những 'lỗ hổng' đấu thầu y tế hiện nay?

69 Sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19 / Nguyễn Ngọc Bích // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 31-35 .- 340

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.

70 Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin Covid-19 tiếp cận theo quyền được chăm sóc sức khỏe của cộng đồng / Nguyễn Văn Phúc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 08 (456) .- Tr. 44 - 53 .- 340

Tác giả phân tích các tiến trình của đề xuất miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin Covid-19 dựa trên quan điểm các quốc gia, hệ thống pháp lý quốc tế về sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với quyền được chăm sóc sức khỏe củ cộng đồng theo các cam kết quốc tế về nhân quyền; và đề xuất các giải pháp trước mắt nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của cộng đồng từ thực tiễn cuộc khủng hoảng vác xin Covid-19.