CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Covid-19

  • Duyệt theo:
91 Ảnh hưởng của tăng trưởng số ca nhiễm COVID -19 hàng tháng tới tổng giá trị giao dịch tại các thị trường chứng khoán trên thế giới / Đàm Vũ Đức Hiếu, Phan Hồng Mai // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 155 .- Tr. 3-11 .- 658

Bài viết được thực hiện để làm rõ mối tương quan giữa tăng trưởng số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận hàng tháng với tăng trưởng giá trị giao dịch thị trường hàng tháng tại 46 TTCK trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2021. Áp dụng kỹ thuật GMM, các tác giả đã ghi nhận tác động thuận chiều giữa dịch bệnh COVID-19 với thanh khoản của thị trường. Khi dịch bệnh càng lan rộng, giá trị giao dịch trên TTCK càng tăng. Phát hiện này bổ sung cho những kết quả đã có ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, đồng thời gợi ý cho nhà đầu tư biết rằng trong tương lai, nếu dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn tiến phức tạp, đầu tư vào TTCK là một lựa chọn phù hợp, giúp bù đắp thu nhập bị giảm sút do thiếu hụt công việc. Trên giác độ vĩ mô, các Chính phủ nên tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, hạ tầng công nghệ, thủ tục hành chính… để TTCK duy trì giao dịch thông suốt, liên tục, góp phần phục hồi nền tài chính quốc gia.

92 Tác động của sự lo lắng, sự lan truyền xã hội đến hành vi mua hàng hoảng loạn và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho thực phẩm trong đại dịch Covid-19 / Phan Tấn Lực // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 158 .- Tr. 32-41 .- 658

Nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính dựa vào phương sai (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu từ 408 người tiêu dùng thông qua phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy tác động trực tiếp của hành vi mua hàng hoảng loạn đến sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho thực phẩm là đáng kể. Ngoài ra, sự lo lắng của người tiêu dùng có tác động tích cực đến hành vi mua hàng hoảng loạn, mối quan hệ giữa sự lo lắng của người tiêu dùng và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn là không có ý nghĩa. Trong khi đó, sự lan truyền xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cả hành vi mua hàng hoảng loạn và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn. Các nhà hoạch định chính sách cần có những quy định chặt chẽ về giá cả trong mùa dịch để đảm bảo sự bình ổn giá trên thị trường và những biện pháp giúp trấn an tâm lý của người tiêu dùng như hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch, tuyên truyền vận động người tiêu dùng mua hàng đúng cách và chế tài đủ mạnh những hành vi tích trữ để trục lợi hay đưa tin sai sự thật gây hoang mang cho xã hội.

93 Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam / Bùi Thùy Dung // .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 98-100 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam. Kết quả cho thấy, thị trường lao động Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của đại dịch Covid-19, đó là sự gia tăng mất cân đối cung - cầu lực lượng lao động cũng như tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Qua bài viết, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp khôi phục và phát triển thị trường lao động Việt Nam trong trạng thái bình thường mới.

94 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Trần Hoàng Long, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 3(253) .- Tr. 26-37 .- 327

Bài viết xuất phát từ những tác động đại dịch Covid-19, sự biến đổi của môi trường quốc tế và khu vực và phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên một số lĩnh vực chính, đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ này.

95 Tác động của dịch covid 19 đến ngành du lịch của Việt Nam / Nguyễn Thị Tuyết // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 64 - 67 .- 910

Bài viết phân tích những tác động của dịch covid 19 đến ngành du lịch của Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm khôi phục ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch covid 19.

96 Doanh nghiệp linh hoạt ứng phó khi lao động nhiễm Covid-19 gia tăng / Xuân Quý // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 28-29 .- 658

Năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành dệt may Việt Nam đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được sự phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. Thành tích của ngành dệt may Việt Nam Vinatex vẫn phát huy được vai trò đầu tầu hạt nhân với kết quả tốt nhất.

97 Hướng đến môi trường không khói thuốc lá trong bối cảnh Covid-19 / Việt Anh // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 55-56 .- 363

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh tật nguy hiểm đối với con người, trong đó ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hô hấp, … xây dựng môi trường không khói thuốc sẽ đem lại nhiều lợi ích nhằm bảo vệ người k hút thuốc lá và cả người hút thuốc lá.

98 Đánh giá ảnh hưởng dich Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn Hà Nội / Nguyễn Minh Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 88-90 .- 658

Bài viết đánh giá tình hình tác động của dich Covid-19 một cách tổng thể đối với hệ thống khách sạn trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn sau đại dịch.

99 Mở rộng quy mô đào tạo tiếng Anh nhằm đáp ứng thị trường xuất khẩu lao động châu Âu sau đại dịch Covid-19 / Vũ Thị Thanh Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 10-12 .- 330

Tình hình thị trường lao động của Việt Nam sau đại dịch Covid-19, thực trạng xuất khẩu lao động tại Việt Nam, những điều kiện cần đáp ứng khi xuất khẩu lao động sang châu Âu, sự cần thiết mở rộng quy mô đào tạo tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động.

100 Đại dịch Covid-19 và thương hiệu điểm đến du lịch / Phạm Hồng Long, Phạm Hương Trang // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 53 – 55 .- 910

Cũng giống như các quốc gia khác, du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 trong gần 2 năm qua, để có thể duy trì và phục hồi du lịch trở lại, từ cấp quản lý đến hệ thống doanh nghiệp điều đang vạch ra các phương án, các lộ trình phát triển lâu dài nhằm bám trụ, chuyển hóa mô hình kinh doanh, phục hồi và phát triển. Trong đó việc định vị thương hiệu điểm đến Việt Nam như thế nào trong và sau đại dịch Covid-19 đang là câu hỏi đặt ra?