CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ số
41 Làm gì để tránh tình trạng kỳ lân công nghệ Việt Nam đầu tư ở thị trường nước ngoài / Đỗ Phương // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 255+256 .- Tr. 19-22 .- 658
Việt Nam đang chứng kiến làn sóng phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Với những ý tưởng kinh doanh cùng năng lực cạnh tranh được nâng cao, một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã không dừng lại ở thị trường trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế.
42 Niềm tin số trên không gian mạng / Trần Đăng Khoa // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 10-15 .- 004
Khi quá trình chuyển đổi quốc gia đã trở thành xu thế tất yếu, là đòi hỏi khách quan, bắt buộc của sự phát triển tại Việt Nam, ‘’niềm tin số” của mỗi cơ quan, tổ chức người dân sẽ mở ra cánh cửa rộng lớn, trở thành đôi cánh để chuyển đổi số vươn xa đưa Việt Nam lên thành quốc gia thịnh vượng.
43 Bộ Tài chính trên hành trình tới tài chính số xây dựng hệ sinh thái giao dịch tài chính số / Kim Liên // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 40-47 .- 004
Các lĩnh vực nổi trội về quản lý thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán đã có bước tiến vượt bậc mang tính chất thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ chuyển sang phương thức hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thiết bị hiện đại để số hóa.
44 Ứng dụng BIM trong nhà lắp ghép thấp tầng : tương lai cho kiến trúc nông thôn thời kỳ công nghệ số / KTS. Nguyễn Tuấn Ngọc // Kiến trúc .- 2022 .- Số 2 (322) .- Tr. 24-28 .- 720
Tổng hợp, hướng dẫn, thuyết phục cộng đồng nông thôn biết lựa chọn những giá trị kiến trúc, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết kế, xây dựng phù hợp với nơi ở cụ thể của từng khu vực vùng miền phù hợp với dòng chảy phát triển của công nghệ số trong thời đại mới.
45 Hyperautomation: xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu trong tương lai / Duy Anh // .- 2022 .- Số 253+254 .- Tr. 39-41 .- 629.8
Hyperautomation (siêu tự động hóa) mang tới những hiệu quả cao trong việc gia tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Nhà phân tích công nghiệp Gartner dự đoán rằng Hyperautomation sẽ trở thành xu hướng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đổi mới trong vòng 3-5 năm tới.
46 Chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội : bước tiến đáng kể và con đường phía trước / Vũ Văn Tích // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 34-36 .- 332
Phân tích những bước tiến đáng kể trong chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi công nghệ số và chuyển đổi thể chế mới; làm thay đổi toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số và “thể chế số”. Nó không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là nhiệm vụ sống còn trên con đường phát triển thể chế mới.
47 Phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Xuân Quế // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 224 .- Tr. 46-50 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu tính cấp thiết trpng việc áp dụng công nghệ ngân hàng số vào hoạt động cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là thống kê, mô tả, so sánh nhằm đưa ra đánh giá, nhận xét về thực trạng nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn triển khai công nghệ ngân hàng số từ các nước trên thế giới và thực tiễn triển khai trong thời gian vừa qua, bài viết đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay.
48 Đạt được đúng màu – quản lý màu kỹ thuật số cho vật liệu dệt và xơ / // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 54-56 .- 006
Sử dụng công nghệ số trở nên quan trọng trong vài năm vừa qua, đại dịch Covid làm nổi bật nhu cầu về chuỗi cung cấp ứng dụng toàn cầu công nghệ số trong công nghiệp dệt và xơ. Ứng dụng công nghệ số là khối cần thiết trong quá trình làm cho dệt 4.0 thành hiện thực.
49 Ứng dụng công nghệ số với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Thị Hồng Trang // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr. 46 – 48 .- 910
Cuộc cách mạng lần thứ 4 (CMCN4.0) đã mở ra kỷ nguyên mới với đột phá về kỹ thuật - công nghệ mới. CMCN4.0 cũng tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển nhiều loại hình kinh tế mới và phương thức sản xuất kinh doanh mới, trong đó có mô hình kinh tế chia sẻ ( KTCS). Việc ứng dụng công nghệ số với mô hình KTCS trong du lịch tại Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết.
50 Xu hướng phát triển công nghệ số trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 – Những tác động, thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán / Đoàn Xuân Tiên // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 218 .- Tr. 3-6 .- 658
Công nghệ số (CNS) trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang phát triển một cách nhanh chóng, đã mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển của nhân loại và các quốc gia trên toàn thế giới – đó là thời đại số, đây cũng là cơ hội lịch sử, song cũng đầy khó khăn, thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước. Nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, chúng ta sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực, tụt hậu về công nghệ, suy giảm năng lực sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế – xã hội. Chính phủ ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là chính thức khởi động quá trình chuyển đổi số để hướng đến nền quản trị thông minh, nền kinh tế số, xã hội số. Điều đó tác động trực tiếp đến tất các các ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kế toán, kiểm toán chịu sự tác động không chỉ trực tiếp đến từng đơn vị, mà còn liên quan đến tất cả hoạt động kế toán, kiểm toán các đối tượng khác, nhất là khi Việt Nam bắt đầu đưa hệ thống Tổng Kế toán Nhà nước vào vận hành, từ năm 2020. Bài viết tập trung phân tích vai trò có tính quyết định của CNS, xu hướng phát triển; những thách thức, tác động của CMCN 4.0, những cơ hội và giải pháp cần thiết đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán.