CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ số
21 Kinh nghiệm quản lý mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới / Lê Thanh Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 151-155 .- 658.4
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, một phương thức cho vay trực tuyến mới xuất hiện là cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending hay còn gọi là P2P Lending). Đây là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính. Nhờ đó, thủ tục, quy trình cho vay, giải ngân cũng được tối giản, tiết kiệm thời gian. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý cho vay ngang hàng Lending ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
22 Công nghệ tài chính trong thời đại số : vai trò của kiến thức tài chính / Phùng Thái Minh Trang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 103-123 .- 332.1
Nghiên cứu khảo sát 718 sinh viên đại học và sử dụng hai phương pháp hồi quy đa biến và cấu trúc tuyến tính. Kết quả tìm thấy kiến thức tài chính không những ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và sử dụng công nghệ tài chính mà còn điều tiết sự ảnh hưởng của kiến thức công nghệ đến thái độ và sử dụng công nghệ tài chính. Kết quả hàm ý đến các nhà làm chính sách trong việc nâng cao kiến thức tài chính cho công dân Việt Nam nhằm giúp thị trường công nghệ tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.
23 Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý doanh nghiệp / Nguyễn Bá Huy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 88 - 91 .- 658
Ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là xu thế tất yếu, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn, chuyên nghiệp hơn, gia tăng năng suất lao động và tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ số của doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận bước đầu vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ số của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, tác giả bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
24 Ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ số đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Văn Thép // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 75-87 .- 332.04
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ số đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó năng lực cạnh tranh được đo lường thông qua chỉ số Lerner.
25 Vai trò của công nghệ tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số và Đại dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Hoài Lê // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 26-30 .- 332.024
Thuật ngữ công nghệ tài chính (Fintech) đã khá phổ biến với người dân trên thế giới, nhất là từu sau đại dịch Covid-19. Trên cơ sở điểm lại sự phát triển của Fintech, bài viết làm rõ vai trò của Fintech trong bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số đang gia tăng mạnh mẽ cả ở khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên thế giới còn nhiều lo ngại về Fintech như vấn đề an toàn cho thị trường tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.
26 Khởi nghiệp sáng tạo của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số / Lâm Thị Thảo // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 44-46 .- 658
Khởi nghiệp sáng tạo phát triển đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Công ty khởi nghiệp đều lấy công nghệ làm nền tảng. Bên cạnh đó, các công ty đều có những mô hình phát triển sáng tạo mang tính đột phá. Các mô hình chuyển đổi số đang tạo ra những dịch vụ tiện ích cho người dân và xã hội. Việc chuyển đổi số đã trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển.
27 Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam trước thách thức của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mới nổi / Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi // Luật học .- 2022 .- Số 20 (468) .- Tr. 3-13 .- 340
Trên cơ sở nhận diện đặc trưng của trí tuệ nhân tạo(AI) và các công nghệ số mới nổi khác, các tác giả bài viết phân tích thách thức pháp lý của AI gây ra đối với hệ thống pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnghiện hành củaViệt Nam và đưa ra các giải pháp để bảo đảm vai trò điều tiết của Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcũngnhư thúc đẩy sáng tạo và không cản trở công nghệ mới phát triển.
28 Ngành Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tạo thuận lợi cho người dân doanh nghiệp / Tào Thị Hải // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 44-47 .- 004
Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số được coi là chìa khóa, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động của cơ quan hải quan, hình thành nên Hải quan Việt Nam văn minh, hiện đại hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây ngành Hải quan tập trung nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng cường kết nối bộ ngành, cơ quan liên quan nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
29 Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán / Trịnh Hồng Hà // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 48-59 .- 004
Ngành Tài chính đang hướng tới mục tiêu thiết lập nền tảng số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở, hình thành hệ sinh thái Tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực, đảm bảo an toàn thông tin. Bài viết đánh giá về thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán trong thời gian qua, đồng thời gợi mở một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của ngành chứng khoán trong giai đoạn tới.
30 Vai trò của công nghệ số đối với quản trị doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra / Lê Thanh Hà, Phan Thị Diệu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr.58-60 .- 658
Bài viết khái quát về công nghệ số và quản trị doanh nghiệp, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp.