CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trung Quốc

  • Duyệt theo:
71 Kinh tế Trung Quốc năm 2020 và triển vọng 2021 / Nguyễn Văn Lịch, Phạm Thị Hải Anh, Vũ Thị Hiền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 1(233) .- Tr. 3-16 .- 327

Nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn, trở ngại trong nước và ngoài nước mà Trung Quốc đã gặp phải trong năm 2020. Khái quát những biện pháp cơ bản mà Trung Quốc đã áp dụng để vượt qua những thách thức.

72 Một số đặc điểm phân quyền tài chính ở Trung Quốc / Nguyễn Thế Vinh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 1(233) .- Tr. 17-25 .- 327

Trên cơ sở so sánh hệ thống phân quyền tài chính giữa Trung Quốc và một số nước phương Tây, bài viết rút ra mấy đặc điểm là: Phân quyền tài chính của Trung Quốc được hình thành trên cơ sở tập quyền về chính trị và phân quyền về kinh tế; phân quyền tài chính từ trên xuống dưới và cơ sở pháp lý thiếu tính ổn định.

73 Trung Quốc với xu hướng văn minh hóa, tự cường dân tộc tring thế kỷ XIX / Lê Thị Anh Đào // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 1(233) .- Tr. 71-76 .- 327

Đề cập đến phong trào văn minh hóa diễn ra với góc độ và màu sắc khác nhau, tạo nên một nét mới trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc.

74 Các biện pháp phát triển kinh tế của Trung Quốc trong và sau đại dịch Covid 19 – Khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Nhật Thu, Nguyễn Thu Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 9(229) .- Tr. 13-22 .- 330

Tổng hợp và phân tích các chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm phục hồi và kích thích phát triển kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19 đồng thời hướng tới hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng thể đã đặt ra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

75 Cộng đồng Asean trước thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc / Trần Bách Hiếu // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 11(183) .- Số 11(183) .- 327

Trình bày một số vấn đề về cộng đồng Asean và Trung Quốc nhìn từ các lý thuyết quan hệ quốc tế. Nghiên cứu một số vấn đề về Asean đối mặt với những thách thức từ phía Trung Quốc.

76 Sức mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay / Trần Xuân Hiệp, Trần Hoàng Long // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 11(96) .- Tr. 1-8 .- 327

Phân tích những nét chính trong sức mạnh mềm của Ấn Độ và Trung Quốc. Từ đó, đưa ra những đánh giá so sánh trong lĩnh vực này để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của hai cường quốc châu Á.

77 Biểu hiện cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc và một số tác động / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 12(232) .- Tr. 23-36 .- 327

Tập trung tìm hiểu biểu hiện cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc, chủ yếu từ các nhân tố nội tại của mỗi nước cũng như tác động từ bên ngoài. Đề cập tới tác động của cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc đối với quan hệ của hai nước này đối với quan hệ Ấn Độ - Việt Nam.

78 Mức độ kiểm soát của Trung Quốc tại các vùng Biển khu vực và thế giới / Đinh Thị Thu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 9(229) .- Tr. 36-47 .- 327

Phân tích 3 nội dung chính: Chiến lược biển của Trung Quốc, mức độ kiểm soát của Trung Quốc trên 4 vùng biển tiếp giáp nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, vị trí của Biển Đông trong tổng thể mục tiêu kiểm soát biển của Trung Quốc

79 Hoạt động cầu phong, thị phong trong quan hệ ngoại giao Đại Việt – Trung Quốc giai đoạn 1600-1785 / Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 9(229) .- Tr. 48-67 .- 327

Trình bày diễn biến hoạt động cầu phong, thụ phong trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Trung giai đoạn 1600-1785. Từ đó đưa ra một số nhận xét và kết luận.

80 Kinh nghiệm đổi mới nền quản trị công của chính phủ Trung Quốc – Một số hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 10(230) .- Tr. 11-19 .- 327

Khái quát một số nguyên tắc và cách thức triển khai cải cách tổ chức, bộ máy chính phủ của Trung Quốc và bước đầu đánh giá về quá trình cải cách này, từ đó đề ra một số gợi mở đối với Việt Nam.