CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trung Quốc
61 Hiệp định Rcep và lợi ích của Trung Quốc / Phạm Thị Thanh Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 76-83 .- 327
Đánh giá những tiềm năng của thị trường RCEP và cả những lợi ích địa chính trị, chiến lược của Trung Quốc. Từ đó bài viết đưa ra một số đánh giá và triển vọng của RCEP.
62 Xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar sau khủng hoảng chính trị / Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 12-19 .- 327
Phân tích và đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar và hàm ý chính sách cho Asean, trong đó có Việt Nam.
63 Đổi mới quản trị xã hội ở Trung Quốc : thực tiễn và kinh nghiệm / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 3-13 .- 327
Phân tích thực tiễn và kinh nghiệm về đổi mới quản trị xã hội trong quá trình cải cách, mở cuwat ở Trung Quốc.
64 Quan hệ Trung – Mỹ trong tháng đầu tiên tổng thống Joe Biden cầm quyền / Trường Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 29-38 .- 327
Trong tháng đầu tiên tân Tổng thống Mỹ Joe Biden lên cầm quyền (20/1/2021-20/2/2021) quan hệ Trung – Mỹ đã có những động thái quan trọng thể hiện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh quân sự, kinh tế - thương mại. Đó là những tín hiệu cho phép chúng ta dự báo xu thế quan hệ Trung – Mỹ trong thời gian tới đây.
65 Vai trò của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung / Giáp Thị Vịnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 39-46 .- 327
Phân tích vai trò quan trọng của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt – Trung, từ đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển hình thức ngoại giao quan trọng này.
66 Di sản tinh thần Huyền Trang : sức mạnh mềm trong quan hệ đối ngoại Trung Quốc / Thích Thanh Tâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 47-55 .- 327
Phân tích và đề cập đến di sản tinh thần Huyền Trang, được Trung Quốc xem là một sức mạnh mềm ngoại giao trong quan hệ đối ngoại ngày nay, đặc biệt trong quan hệ với Ấn Độ.
67 Thế tiến thoái lưỡng nan trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Đài Loan / Chu Công Huy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 56-66 .- 327
Phân tích 3 nội dung sau: Những hiệp định ràng buộc giữa các cặp quan hệ đến nay; Hiện trạng mối quan hệ Mỹ - Trung – Đài Loan; Thế tiến thoái lưỡng nan trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung Quốc – Đài Loan.
68 Ảnh hưởng của Covid-19 đến quan hệ kinh tế Việt - Trung / Ngô Hiến Vinh, Đỗ Thị Ngân, Phạm Thị Hồng Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 67-83 .- 327
Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Covid-19 cũng là lời cảnh báo cho những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ kinh tế song phương, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực khắc phục từ hai phía.
69 Khảo sát lỗi sử dụng Đại từ bàng chỉ trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam / Lưu Hớn Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 96-99 .- 495.1
Khảo sát tình hình sử dụng, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng nhóm đại từ bàng chỉ tiếng Trung Quốc. Trên cơ sở Kho ngữ liệu ngôn ngữ trung gian tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị trong giảng dạy.
70 Ý nghĩa của chữ 漈 TẾ và 禮 LỄ trong quan hệ với tín ngưỡng dân gian của người Trung Quốc và người Việt Nam / Ngô Thanh Mai // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 106-111 .- 495.1
Bằng phương pháp khảo sát, tổng hợp, phân tích, thông qua tính chất biểu ý của các chữ “tế” (漈) và “lễ” (禮), làm sáng tỏ nét văn hóa tín ngưỡng của nhân dân hai nước Việt – Trung.