CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trung Quốc

  • Duyệt theo:
91 An ninh nước Trung Quốc / Nguyễn Bình Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(226) .- Tr. 10-24 .- 327

Giới thiệu an ninh nước của Trung Quốc và những nổ lực của Chính phủ để đảm bảo an ninh nước trên năm khía cạnh: an ninh nước đối với hộ gia đình, đối với phát triển kinh tế, đối với đô thị, đối với môi trường và khả năng chống chịu thảm họa liên quan đến nước.

92 Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc và hàm ý đối với Ấn Độ / Jabin T. Jacob // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Tr. 40-47 .- Tr. 40-47 .- 327

Nghiên cứu và xem xét các đặc điểm chính của BRI, các phản ứng và hàm ý đối với Ấn Độ. Bài viết cho thấy BRI ít có ý nghĩa về phát triển cơ sở hạ tầng mà phần nhiều là để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Trung Quốc – đặc biệt là mô hình phát triển chính trị của nước này – đối lập với Hoa Kỳ, các cường quốc khu vực hay các nền dân chủ khác như Ấn Độ.

93 Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng / Phạm Đi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Tr. 3-9 .- Tr. 3-9 .- 327

Tổng hợp, phân tích thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, như việc xác định vai trò quan trọng của mặt trận tư tưởng, lý luận; thác thức và một số giải pháp của Trung Quốc trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.

94 Sự phát triển của nền công nghệ Quốc phòng Trung Quốc trong những năm thập niên đầu thế kỷ XXI / Phan Duy Quang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 7(227) .- Tr. 22-29 .- 327

Xem xét và đánh giá về trình độ phát triển của công nghệ quốc phòng Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, một bệ đỡ đang phát huy vai trò ngày càng quan trọng đối với tham vọng của một cường quốc quân sự láng giềng đang có ảnh hưởng sâu rộng đến an ninh, phát triển của cộng đồng quốc tế của Việt Nam.

95 Cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean Biển Đông / Đinh Thị Thu // .- 2020 .- Số 7(227) .- Tr. 39-47 .- 327

Tập trung là rõ 2 nội dung: Các cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean trên Biển Đông hiện nay. Đánh giá mục tiên của Trung Quốc cũng như những thuận lợi và khó khăn trong các cơ chế hợp tác nêu trên.

96 Quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Đông trên lĩnh vực thương mại, đầu tư hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Trịnh Diệp Phương Vũ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Tr. 24-30 .- 327

Phân tích mối quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Đông trên lĩnh vực thương mại, đầu tư hai thập niên đầu thế kỷ XXI và triển vọng phát triển quan hệ trong các thập niên tiếp theo.

97 Quan hệ chính trị - ngoại giao Hàn Quốc – Trung Quốc (1992-2012) / Đoàn Minh Triết // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7(92) .- Tr. 31-39 .- 327

Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động, tiến trình, thực trạng quan hệ chính trị - ngoại giao Hàn Quốc – Trung Quốc giai đoạn 1992-2012, bài viết xem xét đánh giá tác động nhiều chiều của mối quan hệ này.

98 Biển Đông trong quá trình thay đổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc / Đinh Thị Thu // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 67-86 .- 327

Phân tích, làm rõ nguyên nhân và quá trình Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc qua việc phân tích sự thay đổi nội hàm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tiến trình và nguyên nhân Biển Đông trở thành lợi ích cốt lõi, đồng thời đưa ra một số dự đoán về quan hệ Trung Quốc và Biển Đông cũng như khả năng mở rộng các lợi ích cốt lõi trong tương lai.

99 Kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc: thuận lợi và thách thức / Hoàng Thị Lan // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 87-112 .- 327

Nghiên cứu lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông; cho đến thực trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới trên Biển Đông. Đồng thời đánh giá triển vọng đạt mục tiêu khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc trong tương lai cũng như những tác động và hệ lụy của hoạt động này đến cục diện Biển Đông.

100 Du lịch qua bên giới Việt Nam – Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI / Bùi Thu Thủy // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(226) .- Tr. 69-77 .- 910

Từ góc độ hợp tác phát triển du lịch qua biên dưới giữa Việt Nam và Trung Quốc, bài viết đánh giá thực trạng phát triển quan hệ du lịch giữa hai bên cũng như những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch hai nước hiện nay.