CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trung Quốc

  • Duyệt theo:
51 Điều chỉnh sinh kế cư dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu : nghiên cứu trường hợp huyện Hà Phổ, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc / Hà Thị Hồng Vân, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 6(238) .- Tr. 3-10 .- 300

Phân tích các cách thức điều chỉnh sinh kế của một huyện ven biển miền Đông Phúc Kiến. Từ đây, có thể thấy rõ hơn cách chính quyền và người dân địa phương thích ứng với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra đối với chiến lược sinh kế của họ.

52 Chính sách của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo / Hoàng Vũ Linh Chi, Hồ Thanh Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 7(239) .- Tr. 14-20 .- 327

Tìm hiểu các chính sách hiện nay của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo, kế hoạch tương lai và những tiêu chuẩn đạo đức mà nước này đang thực hiện.

53 Lợi ích của Trung Quốc sau khi RCEP được ký kết / Trần Thị Mỹ Hoa // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 7(245) .- Tr. 33-42 .- 327

Phân tích và làm rõ ý nghĩa của hiệp đinh RCEP đối với Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị.

54 Vấn đề giải quyết mâu thuẩn xã hội chủ yếu của Trung Quốc hiện nay / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 6(244) .- Tr. 3-12 .- 327

Tập trung phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách kinh tế và cải cách xã hội, phát triển xã hội. Bài viết dự báo xu thế biển đổi mâu thuẩn xã hội chủ yếu ở Trung Quốc trong tương lai và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẩn xã hội chủ yếu hiện nay.

55 Về xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma sau khủng hoảng chính trị / Lê Thị Ngọc Mai // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- Tr. 42-49 .- 327

Phân tích và đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma và hàm ý chính sách cho Asean, trong đó có Việt Nam.

56 Đổi mới chính sách phát triển xã hội Trung Quốc – Nhìn từ Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV / Nguyễn Mai Phương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- số 5(237) .- .- 327

Phân tích những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII về cải thiện dân sinh và phát triển xã hội, phân tích những điểm khác biệt và điểm mới trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh giá tính khả thi của quy hoạch này trong thời gian 5 năm tới và dự báo đến năm 2035.

57 Ngành dệt may có thể coi Trung Quốc là đối tác phát triển / Kiều Bích Hậu // Dệt may & Thời trang Việt Nam .- 2021 .- 392 .- Tr. 18-21 .- 677

Với nhiều thách thức, cam go trong phát triển kinh tế giữa làn sóng dịch Covid-19. Ngành dệt may Việt Nam lại đứng trước nghịch cảnh, khi đơn hàng nhiều và rủi ro cũng nhiều. Ông Nguyễn Đức Kiên chuyên gia kinh tế - tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế đã đưa ra nhiều nhận định về vấn đề này.

58 Quyền lực cấu trúc của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình / Trần Bảo Hoàng Bách, Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 3(122) .- Tr. 205-232 .- 327

Phân tích thực trạng quyền lực cấu trúc của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế của nó trong nền kinh tế chính trị Quốc tế hiện nay.

59 Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và các tiểu Vương Quốc Arab thống nhất / Trương Hoàng Thùy Vân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 3(187) .- Tr. 18-27 .- 327

Phân tích và chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như nguyên nhân của những kết quả đó trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Từ đó, đưa ra những triển vọng hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

60 Nhìn lại quá trình 10 năm đổi mới của ngành Logistics Trung Quốc (2009-2019) – bài học phát triển Logistics cho Việt Nam / Nguyễn Mai Đức // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 17-29 .- 327

Đánh giá bối cảnh ra đời cũng như những thành tựu và hạn chế của kế hoạch này sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học để phát triển ngành Logistics của chúng ta.