CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất nhập khẩu
41 Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu của Hải quan tỉnh Tây Ninh và một số bài học kinh nghiệm / Đào Đăng Kiên, Đỗ Phương Trang // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 204-208 .- 658
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, thì công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và phòng chống buôn lậu là hai mặt có sự tác động với nhau. Trong những năm qua, Hải quan tỉnh Tây Ninh đã có nhiều cố gắng, có những bước cải cách, hiện đại hóa, đáp ứng công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, cũng như đẩy mạnh phòng chống buôn lậu. Số lượng và chất lượng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta và Vương quốc Campuchia qua cửa khẩu Tây Ninh ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng buôn lậu qua biên giới ngày càng phức tạp, làm hạn chế kết quả xuất nhập khẩụ và phát triển kinh tế. Bài viết này phân tích những kết quả về kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình phòng chống buôn lậu ở tỉnh Tây Ninh những năm qua; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho thời gian tới.
42 Những nét nổi bật trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 / Vũ Diệp Anh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 182-187 .- 658
Dựa trên việc phân tích các số liệu thống kê, bài báo này chỉ ra những nét nổi bật trong hoạt động xuẩt nhập khẩu của Việ Nam trong năm 2018 là kim ngạch thương mại và xuất siêu đạt ngưỡng kỷ lục, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực gia tăng về quy mô và các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu được mở rộng.
43 Tác động của hiệp định thương mại tự do với xuất nhập khẩu Việt Nam: Áp dụng mô hình lực hấp dẫn với các nhân tố cố định / Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 267 .- Tr. 23-33 .- 658
Từ sau công cuộc đổi mới kinh tế năm 1986, Việt Nam đã tích cực tham gia và hội nhập vào hoạt động kinh tế toàn cầu thông qua việc đàm phán và kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Một trong các mô hình thường được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới để đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đối với nền kinh tế các nước thành viên là mô hình lực hấp dẫn (Gravity Model – GM). Bài viết này nhằm giải quyết 3 vấn đề: (i) Bài viết cung cấp mô hình GM với hệ thống các biến phù hợp và đã được kiểm nghiệm bằng những nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trên thế giới; (ii) Bài viết đưa ra phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu có thể thu thập được và đảm bảo cung cấp một kết quả vững và không chệch; (iii) Cuối cùng bài viết cung cấp kết quả ước lượng với số liệu xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017 để minh chứng cho mô hình lý thuyết được đưa ra.
44 Quan hệ thương mại hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2008-2018 : thực trạng và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Thuỷ, Lê Thị Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 22-24 .- 382.7
Trình bày tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại VN-Trung Quốc 2000-2018; Kim ngạch xuất khẩu từ VN sang Trung Quốc và những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN sang Trung Quốc; Kim ngạch xuất khẩu của VN từ Trung Quốc và những mặt hàng nhâoj khẩu chủ yếu của VN từ Trung Quốc; Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại giữa VN và Trung Quốc trong giai đoạn tới; các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ thương mại của VN với Trung Quốc trong thời gian tới. .
45 Hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam thời kỳ hội nhập : thực trạng và giải pháp / Lê Trọng Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 534+535 tháng 02 .- Tr. 4-6 .- 382.7 597
Đề cập đến thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam.
46 Thực trạng quản lý hàng xuất khẩu nhập khẩu tại chi cục Hải quan Hà Tiên / Ngô Thị Mỹ Thạnh, TS. Phan Thanh Hả // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 105-107 .- 382.7
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm naanh cao công tác quản lý hàng xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.
47 Phát triển hoạt động tài trợ ngoại thương tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / ThS. Vũ Thị Thu Hòa, TS. Nguyễn Thị Thanh Phương // Kế toán & Kiểm toán .- 2018 .- Số 176 tháng 5 .- Tr. 22-25 .- 382.71
Sự cần thiết phát triển hoạt động tài trợ ngoại thương; Khái quát về hoạt động tài trợ ngoại thương tại các ngân hàng thương mại; Thực trạng hoạt động tài trợ ngoại thương tại các ngân hàng thương mại; Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động tài trợ ngoại thương tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
48 Xuất nhập khẩu sản phẩm mây tre đan tại Việt Nam và hướng nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu trong thời gian tới / Nguyễn Việt Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 514 tháng 4 .- Tr. 10-11 .- 658.802
Khái quát tình hình xuất nhập khẩu mây tre tại Việt Nam và từ đó nêu ra sự cần thiết nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu mây trên đan trong thời gian tới.
49 Rào cản phi thuế với xuất khẩu thủy sản sang EU trong bối cảnh thực thi Hiệp ddingj thương mại tự dp Việt Nam - EU / Nguyễn Thị Thu Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 477 tháng 2 .- Tr. 86-95 .- 382.7 597
Khái quát về các rào cản thương mại phi thuế; Rào cản phi thuế đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường EU; Rào cản phi thuế trong bối cảnh EVFTA; Một số khuyến nghị nhằm đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cảu VN sang EU đến năm 2025.
50 AEC và những vấn đề đặt ra trong hoạt dộng thương mại nội khối / TS. Huỳnh Thị Thu Sương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 667 tháng 10 .- Tr. 24-27 .- 382.7
Đánh giá thực trạng hợp tác của ASEAN thông qua hoạt động xuất nhập khẩu giữa các thành viên trong nội khối và với bên ngoài khối, đề xuất một số giải pháp thích hợp trong lộ trình hiện thực hóa AEC.