CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất nhập khẩu

  • Duyệt theo:
31 Tác động của đại dịch covid-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Hà Giang / Hoàng Cừ // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 112-114 .- 650.01

Bài viết đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua, từ đó kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19.

32 Hải quan Việt Nam: Tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu / Nguyễn Văn Cẩn // .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 56-60 .- 382.7

Đây là năm ngành Hải quan tập trung cao độ để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược. Song song với đó, ngành Hải quan tiến hành thực hiện đánh giá, tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển, trên cơ sở đó, xác định rõ những kết quả đạt được có tính bền vững, tạo sức lan tỏa lớn để tiếp tục duy trì và phát triển trong giai đoạn tới.

33 Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ : Hợp chuẩn quốc tế, tập trung nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh / Minh Nguyệt // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 38-40 .- 382.7

Ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành thủ công mỹ nghệ cần xác định hướng chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2021 - 2025 là nâng cao năng lực xuất khẩu chuỗi giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở tập trung vào các nhóm mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường trung và cao cấp.

34 Tác động của đại dịch Covid-19 đối với thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu một số ngành chính của Việt Nam / Lê Thu Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 58-60 .- 658

Phân tích ảnh hưởng đối với 02 ngành quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu là ngành dệt may và sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dung.

35 Tác động của xuất khẩu đến năng xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tĩnh miền núi phía Bắc / Bùi Đức Dương, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 69-72 .- 658

Đánh giá thực trạng, xu hướng biến động theo thời gian trong mối liên hệ giữa xuất khẩu và năng xuất lao động, từ lâu các nghiên cứu đã áp dụng các kỹ thuật ước lượng như: GMM, OP, LP…Nghiên cứu ngoài việc áp dụng các kỹ thuật ước lượng trên còn áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích nhằm dánh giá để đưa ra những gợi ý chính sách xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi, nâng cao năng xuất cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tĩnh miền núi phía Bắc.

36 Tình hình thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) / Trần Văn Hùng // .- 2020 .- Tr. 10-12 .- 327

Bài viết nêu lên thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa. Dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng Cục Hải quan nhằm nêu bật tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy, thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song Việt Nam vẫn chủ yếu nhập siêu. Ngoài ra, bài viết còn nêu một số vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó nhằm nêu lên một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

37 Xuất, nhập khẩu 2019: Những tín hiệu tích cực từ các FTA thế hệ mới / Lê Huy Khôi // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 95-99 .- 332.024

Nghiên cứu đánh giá về tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cho thấy, tất cả các FTA đều có tác động tích cực tới tăng trưởng, xuất nhập khẩu, đầu tư... của Việt Nam. Tuỳ từng mức độ mở cửa tác động tích cực của mỗi FTA cũng khác nhau

38 Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường từ hiệp định CPTPP / Nguyễn Quốc Thái // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 110-115 .- 658

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng trỗi dậy ở một số quốc gia, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với thế giới và nỗ lực gần đây nhất là Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vì vậy, bài báo phân tích cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm dần sự lệ thuộc quá mức vào các thị trường truyền thống khi Hiệp định CPTPP đi vào thực thi.

39 Đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 / Lê Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 93-98 .- 658

Bài viết tập trung đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản trong giai đoạn 2013-2017. Từ những hạn chế tồn tại của ngành Thủy sản cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu về sản xuất sạch, truy nguồn gốc, đặc biệt là yêu cầu quản lý nghề cá của khu vực và quốc tế, tác giả đề xuất ngành Thủy sản cần phải tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát hiển mới của ngành.

40 Đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với thủ tục hải quan điện tử tại khu chế xuất Linh Trung, Thành phố Hồ Chí Minh / Phan Quan Việt, Trần Thanh Tùng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 130-135 .- 658

Nghiên cứu được tiến hành tại Chi cục Hải quan khu chế xuất Linh Trung nhằm phân tích các nhân tố tạo nên những thành phần chất lượng dịch vụ thủ tục hải quan điện tử và tác động của các thành phần này đến sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hải quan điện tử. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo thành phần chất lượng dịch vụ thủ tục hải quan điện tử bao gồm 6 thành phần: hệ thống, tin cậy, đáp ứng, an toàn, cảm thông và quản lý với 26 biến quan sát và thang đo thành phần hài lòng bao gồm 3 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội theo phương pháp Enter cho thấy 5 thành phần, bao gồm: phục vụ, an toàn, cảm thông, hệ thống và quả lý, tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hải quan điện tử.