CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất nhập khẩu
21 Nghiên cứu khám phá về chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực xuất nhập khẩu / Nguyễn Kim Thảo, Lê Thị Hồng Minh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 42-58 .- 658
Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai gắn liền với khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, trong đó, khả năng chuyển đổi số của khu vực xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại các đơn vị xuất nhập khẩu hiện còn gặp nhiều trở ngại và cần có những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số trong khu vực này. Dữ liệu được thu thập qua các phỏng vấn sâu với các nhà quản trị tại mười đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả chỉ ra những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của họ. Từ đó, các giải pháp tại nhiều cấp độ được đề nghị để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
22 Xuất nhập khẩu Việt Nam chinh phục đỉnh cao mới / Lê Huy Khôi // Tài chính .- 2022 .- Số 770+771 .- Tr. 15-18 .- 330
Bài viết phân tích tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2021. Từ đó dự báo và đưa ra khuyến nghị giải pháp đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022.
23 Dấu ấn quan trọng trong cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu / Nguyễn Văn Cẩn // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 73-76 .- 658
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đặt ra nhiều khó khăn, thử thách, hòa chung vào những thành tựu của ngành Tài chính, lĩnh vực Hải quan đã đạt được những kết quả tích cực như: Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính, xây dựng mô hình Hải quan thông minh... Đặc biệt, toàn hệ thống Hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại. Đây là những điểm nhấn quan trọng tạo nên thành công của lĩnh vực hải quan trong năm 2021, là nền tảng vững chắc để toàn Ngành nỗ lực vượt khó, tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2022.
24 Kinh doanh quốc tế - chuyên ngành phát triển vững mạnh / GS.TS. Nguyễn Văn Tiến // Ngân hàng .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 26-30 .- 332.01
Trình bày cơ sở thực tiễn về nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Kinh doanh quốc tế, đồng thời cũng nêu lên những điểm sáng nổi bật trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng nhằm đáp ứng cho ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam.
25 Ngành Hải quan hỗ trợ tối đa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu / Nguyễn Đình Luận // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 7-10 .- 382.7
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế-xã hội, để đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế của Chính phủ đề ra, ngành Hải quan đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các giải pháp của ngành Hải quan triển khai được dư luận đánh giá cao khi đã tập trung vào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và người dân, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch...
26 Thị trường điều thô ở Bờ biển Ngà : hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Phước Minh, Lê Quang Thắng, Phạm Anh // .- 2021 .- Số 12 (196) .- Tr. 15-31 .- 330
Bờ biển Ngà là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu về mặt hàng điều cho Việt Nam trong 10 năm qua. Trong 10 năm qua, bình quân Việt Nam nhập khẩu điều thô từ Bờ biển Ngà chiếm tỷ trọng trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu điều của Việt Nam. Bài viết mong muốn thông qua phân tích thị trường điều thô ở Bờ biển Ngà trong giai đoạn 2010-2020, từ đó đề xuất hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới.
27 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Marketing 4.0 tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Lừng Thị Kiều Oanh, Lê Thị Hồng Ngọc, Phan Thị Mỹ Dung, Lê Thị Hậu, Nguyễn Thị Bích Hồng, Hà Minh Quân // .- 2021 .- Số 50 .- Tr. 66-76 .- 658.8
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng Marketing 4.0 tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập bảng câu hỏi trực tuyển gửi cho 182 doanh nghiệp đang hoạt động trong lình vực thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu. Kết quả có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng marketing tại doanh nghiệp: Khả năng tương thích, thái độ hướng tới việc sử dụng, nhận thức hữu ích, nhận thức rào cản khi sử dụng. Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị, kiến nghị nhằm nâng cao ý định sử dụng marketing 4.0 tại doanh nghiệp.
28 Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 / Đỗ Minh Nam, Đỗ Văn Dũng, Trương Thị Thanh Loan // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 101-104 .- 382.7 597
Nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn trước đại dịch (2015-2019) và đến khi đại dịch bùng phát (từ đầu năm 2020 đến nay), bài viết nhận diện những tác động của đại dịch COVID-19 đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nước ta trong thời gian tới.
29 Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út / Trịnh Thị Lan Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 5(214) .- Tr. 78-81 .- 658
Thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út; hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út; kết luận.
30 Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ả-rập Xê-út / Trịnh Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.31 - 33 .- 330. 594 97
Việt Nam và Ả-rập Xê-út thiết lập mối quan hệ ngoại giao 21/10/1999. Trải qua 20 năm, quan hệ song phương giữa hai nước đã đạt được nhiều thành công, trong đó có quan hệ thương mại hai chiều. Ả-rập Xê-út là quốc gia có GDP lớn thứ 18 trên thế giới, là thị trường tiềm năng tiêu thụ lượng lớn về các sản phẩm nông sản và thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, một thời gian dài, hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản vào thị trường này Việt Nam bị tạm ngừng bởi các qui định khắt khe về kiểm dịch động vật và vệ sinh an toàn thực phẩm của Ả-rập Xê-út. Tháng 9 năm 2020, Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả-rập Xê-út (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả-rập Xê-út. Điều này đã mở ra nhữn cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.