CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khách hàng
31 Sự ảnh hưởng của thương hiệu điện tử và trang điện tử đối với lòng trung thành của khách hàng / Nguyễn Thị Vân Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 93-96 .- 658
Thương mại điện tử được hiểu là thương hiệu được xây dựng và phát triển, tương tác và thể hiện qua mạng thông tin toàn cầu. Các nhà phát triển thương hiệu điện tử nên phát triển thương hiệu với môi trường internet bằng cách tạo ra sự tương tác và hấp dẫn để biến người dùng và người tiếp nhận thông tin trên internet thành khách hàng. Các yếu tố như tính đơn giản, dễ giao tiếp, mang tính giải trí, tính hấp dẫn và tính lâu dài rất quan trọng và sống còn đối với một thương hiệu điện tử. Bài viết này giải thích sự tác động của thương hiệu điện tử và các trang web đối với lòng trung thành của khách hàng, đồng thời, thể hiện mối quan hệ giữa thương hiệu và website.
32 Văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng của doanh nghiệp viễn thông / Bùi Thanh Phong // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 89-91 .- 658
Mỗi doanh nghiệp viễn thông phải xác định cho mình đoạn thị trường mục tiêu nhất định phù với khả năng và mục tiêu của mình, phải xây dựng cho mình Văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng.
33 Ngân hàng số và những yêu cầu đặt ra nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng / Nguyễn Xuân Nhật // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 11(596) .- Tr. 28-33 .- 332.12
Bài viết tập trung phân tích các yêu cầu cần thiết đối với ngan hàng số dưới gốc độ của khách hàng và đề xuất một số khuyến nghị để quá trình triển khai ngân hàng số của các ngân hàng thực sự thành công.
34 Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của niềm tin / Hoàng Thị Phương Thảo, Nguyễn Kim Ngọc // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 79-97 .- 658
Trong bối cảnh số hóa, ví điện tử phát triển mạnh ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp ví điện tử cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và những người chơi mới để có thị phần. Do đó, việc giữ chân khách hàng là chiến thuật tối ưu của các nhà cung cấp ví điện tử. Nghiên cứu này nhằm giải quyết mối quan tâm thực tế trên bằng cách điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử dựa trên mô hình xác nhận kỳ vọng (ECM), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết niềm tin và tự tin khả năng bản thân. Kết quả phân tích 510 bản khảo sát hợp lệ cho thấy: Niềm tin, sự hài lòng, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, tự tin khả năng bản thân, và ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động điều tiết của niềm tin trong mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam.
35 Sự khiếm nhã của khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh : phân tích các tiền tố và kết quả / Ngô Quang Huân, Nguyễn Viết Bằng, Nguyễn Mỹ Phúc // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 5-21 .- 658
Cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thị trường nhà hàng, khách sạn tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, các nhân viên tuyến đầu không những phải nỗ lực trong việc làm hài lòng khách hàng mà còn phải thường xuyên cố gắng kìm chế cảm xúc khi đối diện với các khách hàng thô lỗ, thiếu lịch sự. Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới về sự khiếm nhã của khách hàng, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình các tiến tố và kết quả của hiện tượng này trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 477 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như đang làm việc trong các nhà hàng và khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Hành vi khiếm nhã của khách hàng chịu tác động bởi: Định hướng dịch vụ, đào tạo/ kiến thức, và sự khiếm nhã của nhân viên; (2) hành vi khiếm nhã của khách hàng tác động đến sự kiệt quệ về mặt cảm xúc và năng lực thỏa mãn khách hàng; (3) sự kiệt quệ về mặt cảm xúc có tác động ngược chiều đến hiệu suất dịch vụ và năng lực thoả mãn khách hàng.
36 Hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 / Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Nguyễn Hoàng Việt, Vũ Tuấn Dương // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 22-41 .- 658
Nghiên cứu này phân tích ý định và hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dựa trên lý thuyết động cơ bảo vệ và mô hình chấp nhận công nghệ, từ đó tìm kiếm bằng chứng về sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến giữa khách hàng trong các nhóm tuổi (thế hệ Y và thế hệ Z) trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cảm nhận lợi ích của dịch vụ và cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng nhóm tuổi 18–25 chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn của cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cảm nhận dễ sử dụng của dịch vụ. Trong khi đó, yếu tố hành vi giải thích nhiều hơn về ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi 26–40. Từ các phát hiện trong nghiên cứu này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng trực tuyến những hiểu biết về động cơ mua hàng của khách hàng trong khủng hoảng dịch bệnh.
37 Một số ý kiến về vấn đề ép buộc khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh / Trần Thăng Long, Nguyễn Văn Nhân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 54 - 56 .- 658
Bài viết phân tích quy định ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác trong tình hình dịch bệnh từ đó nêu lên những tình huống mà luật chưa dự liệu hoặc chưa có hướng dẫn rõ ràng, đồng thời có hướng đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh này.
38 Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn / Nguyễn Bích Ngọc // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 151 .- Tr. 14-25 .- 332.1
Bài viết nghiên cứu khung lý thuyết về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô thông qua việc tổng hợp, phân tích khái niệm cũng như cách thức đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua chỉ số SPI - một chỉ số được sử dụng trong đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô với 8 chỉ tiêu bộ phận bao gồm: mức độ tiếp cận (A), tỷ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỷ lệ khách hàng nữ (D), số lượng chi nhánh (E), tỷ lệ tự vững hoạt động (F), tỷ lệ nợ rủi ro (G) và tỷ lệ xóa nợ (H). Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp với dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu với đại diện các tổ chức tài chính vi mô cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô, bài viết đã chỉ ra chi so SPI tại các tổ chức có đăng ký có phần cao hơn so với các tổ chức được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả xã hội của các tổ chức nói chung đều có xu hướng suy giảm từ năm 2011 trở về đây.
39 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị để mua sắm của khách hàng tại Đà Nẵng / Hồ Diệu Khách // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.134 - 136 .- 658
Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị để mua sắm của khách hàng tại TP. Đà Nẵng trong quý I/2021.Các vấn đề nổi bật trong nghiên cứu gồm: Xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm nghiên cứu, cơ sở lý luận để hình thành mô hình nghiên cứu, cách thức triển khai thực hiện và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị để mua sắm của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị của người tiêu dùng TP. Đà Nẵng gồm: Hàng hoá, nhân viên và sự thuận tiện.
40 Ứng dụng hệ tư vấn xã hội cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ / Nguyễn Thị Thùy Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.82 - 84 .- 332.04
Trong một thế giới mà các đối thủ cạnh tranh chỉ cách một hoặc hai cú nhấp chuột đã giành được sự trung thành của khách hàng và cung cấp cho họ những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất dựa trên nhu cầu và sở thích của họ chính là một chiến lược kinh doanh cần thiết. Do đó, ứng dụng hệ tư vấn xác định nhu cầu của từng khách hàng, nhóm khách hàng dựa trên kho dữ liệu khổng lồ về thông ti và các giao dịch của khách hàng từ đó khuyến nghị các ản phẩm và dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ là một bài toán quan trọng đối với các ngân hàng. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu vai trò của hệ tư vấn sản phẩm trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ và đề xuất mô hình ứng dụng hệ tư vấn xã hội.