Hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Nguyễn Hoàng Việt, Vũ Tuấn DươngTóm tắt:
Nghiên cứu này phân tích ý định và hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dựa trên lý thuyết động cơ bảo vệ và mô hình chấp nhận công nghệ, từ đó tìm kiếm bằng chứng về sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến giữa khách hàng trong các nhóm tuổi (thế hệ Y và thế hệ Z) trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cảm nhận lợi ích của dịch vụ và cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng nhóm tuổi 18–25 chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn của cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cảm nhận dễ sử dụng của dịch vụ. Trong khi đó, yếu tố hành vi giải thích nhiều hơn về ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi 26–40. Từ các phát hiện trong nghiên cứu này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng trực tuyến những hiểu biết về động cơ mua hàng của khách hàng trong khủng hoảng dịch bệnh.
- Cam kết khách hàng trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu
- Đánh giá sự khác biệt của thu thập và giới tính của khách hàng đến các yếu tố đánh giá trực tiếp và lòng trung thành thương hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử
- Đánh giá sự khác biệt của thu nhập và giới tính của khách hàng đến trách nhiệm xã hội kỹ thuật số và các yếu tố liên quan đến thương hiệu của các chuỗi cà phê trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với ; sản phẩm thực phẩm OCOP Bình Định
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội