CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thanh toán--Không dùng tiền mặt
1 Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế / // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 62-64 .- 330
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Việt Nam đã và đang bắt nhịp xu hướng này và đạt những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế. Do vậy, cần có những pháp nhằm để thúc đẩy phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.
2 Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa / Lương Văn Hải // .- 2023 .- Số 16 - Tháng 8 .- Tr. 36-41 .- 332
Tập trung làm rõ những vấn đề liên quan và thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa thời gian qua đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa ở nước ta thời gian tới.
3 Giải pháp phát triển khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt: Trường hợp nghiên cứu tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc / Phí Thị Diễm Hồng, Trần Quang Anh // .- 2023 .- Số 237 - Tháng 6 .- Tr. 24-30 .- 332.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng sử dụng điện chưa TTKDTM của EVNNPC hiện chủ yếu là khách hàng cá nhân hiểu biết về TTKDTM hạn chế, chưa có trang thiết bị cho TTKDTM. Về phía EVNNPC cũng chưa có một phương thức TTKDTM nào có thể đáp ứng được tất cả khách hàng. Vì vậy, EVNNPC cần tiếp tục phổ biến tới khách hàng các hình thức TTKDTM, ứng dụng công nghệ 4.0 và các chính sách hậu mãi phù hợp, để đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng nhằm phát triển khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có TTKDTM.
4 Phân tích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt / Hà Văn Sự, Lê Xuân Cù // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 33-43 .- 332.4
Giải thích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết đề xuất khung nghiên cứu sử dụng các nhân tố đổi mới xanh tích hợp với mô hình SERVQUAL nhằm nhận diện các động lực quan trọng của sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Dữ liệu thu thập từ 322 khách hàng đang sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Khung nghiên cứu được kiểm định thực nghiệm bằng mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng AMOS. Kết quả chỉ ra các nhân tố của mô hình SERVQUAL (tính tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng cảm, khả năng tiếp cận) và các nhân tố đổi mới xanh (lợi ích đối với môi trường và đổi mới xanh) tác động ý nghĩa đến sự hài lòng. Hơn nữa, sự hài lòng đóng vai trò thúc đẩy dự định tiếp tục sử dụng. Cuối cùng, hàm ý lý thuyết và thực tiễn được thảo luận nhằm thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
5 Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam : nhìn từ hoạt động thẻ ngân hàng / Nguyễn Cảnh Hiệp // .- 2022 .- Số 17(602) .- Tr. 32-37 .- 332.12
Thực trạng hoạt động phát hành thẻ và sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán từ khi thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển hoạt động thẻ theo chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
6 Một số giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế / Nguyễn Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 4 - 6 .- 658
Hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức về sự an toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt cho ngành ngân hàng. Thực tế này đòi hỏi việc nghiên cứu giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần giảm thiểu tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong thanh toán, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, bảo toàn tài sản khách hàng cũng như đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia. Từ khóa: "
7 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số tại các ngân hàng thương mại / Đào Tuyết Lan // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 220-221 .- Tr. 34-40 .- 332.45
Nghiên cứu phân tích thực trạng về môi trường phát triển tiền kỹ thuật hiện nay, chỉ ra một số ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt như: sự tiện lợi; theo dõi chỉ tiêu khi tất cả các giao dịch được ghi lại; giúp chuyển tiền từu người này sang người khác một cách dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp, ...
8 Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên : Phát triển về quy mô và chất lượng dịch vụ / Bùi Văn Khoa // Ngân hàng .- 2022 .- Số 2+3 .- Tr. 82-85 .- 332
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) có vai trò hết sức quan trọng đối với từng người dân, doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế. TTKDTM góp phần hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời, phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp về thu, chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt quy đổi. TTKDTM giúp cho nền kinh tế trở nên minh bạch hơn, góp phần vào chuyển đổi số; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế; phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố…
9 Hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Phúc thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt / Nguyễn Văn Tâm // Ngân hàng .- 2022 .- Số 2+3 .- Tr. 64-67 .- 332.12
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ công tác thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc với hệ thống ngân hàng để thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dịch vụ công; Một số định hướng và giải pháp thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
10 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công / Mai Thanh Bình, Lê Hoàng Oanh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 34-36 .- 332.12
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã và đang trở thành mục tiêu và hướng đến của nhiều quốc gia. Đặc biệt hơn, đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng thì việc phát triển TTKDTM là cần thiết, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020, bài viết nghiên cứu các chính sách, quy định pháp lý của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và một số thành tựu trong phát triển TTKDTM nói chung, cũng như trong dịch vụ công nói riêng.