CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại
51 Thương mại nội ngành và vai trò của Việt Nam trong mạng lưới sản xuất Châu Á: Cách tiếp cận từ cấu trúc / Nguyễn Bình Dương // .- 2018 .- Số 251 tháng 05 .- Tr. 33-40 .- 332.1
Sự tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc giảm bớt các rào cản thương mại đã tạo động lực cho các quốc gia tham gia vào chuyên môn hóa sản xuất quốc tế. Bài viết này nghiên cứu thương mại nội ngành (IIT) của Việt Nam và các nước châu Á. Thông qua việc phân tích chỉ số IIT trong 10 nhóm hàng cơ bản theo tiêu chuẩn SITC- Rev 3, bài viết phân tích cấu trúc thương mại nội ngành của Việt Nam trong những nhóm hàng có chỉ số IIT cao nhất. Kết quả cho thấy, trong mạng lưới sản xuất khu vực, Việt Nam chuyên môn hóa ở nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu, trong đó thương mại nội ngành diễn ra chủ yếu ở các mặt hàng: quặng kim loại, dầu khí, quả và hạt có dầu. Ngược lại, một số mặt hàng như: than, nứa và gỗ, bột giấy phần lớn là thương mại liên ngành. Phần cuối của bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách để Việt Nam vượt qua các thách thức nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
52 Thị trường bán lẻ Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO và viễn cảnh tương lai / ThS. Đinh Quốc Công // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 671 tháng 12 .- Tr. 25-27 .- 332.190597
Tổng quát những thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp bán lẻ trong thời gian qua, để thấy rõ hơn viễn cảnh phát triển của thị trường bán lẻ VN trong thời gian tới.
53 Chính sách quản lý thương mại biên giới Mỹ - Canada và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Vũ Thanh Hương, Nguyễn Tiến Minh, Vũ Văn Tú // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 6 (231) .- Tr. 8-19 .- 330
Phân tích các chính sách quản lý thương mại biên giới nổi bật giữa Mỹ - Canada theo thời gian và những khó khăn hai bên gặp phải khi nỗ lực quản lý chung hoạt động thương mại biên giới. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hướng tới quản lý thương mại biên giới bền vững và hiệu quả các nước láng giềng.
54 Thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại Thái Nguyên / Phạm Thị Minh Nguyệt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 105-106 .- 330.124
Phân tích tình hình phát triển công nghiệp và thương mại Thái Nguyên, xác định yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Ngành. Qua đó, nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hiệu quả trong phát triển công nghiệp và thương mại Thái Nguyên trong thời gian tới.
55 Phương pháp xác định kết quả bầu cử theo đa số nhận thức lại qua cuộc bầu cử hạ nghị viện Vương quốc Anh / Lê Minh Tiến // Luật học .- 2016 .- Số 12 (199) .- Tr. 56-68 .- 340
Phân tích những tác động tiêu cực từ các vấn đề này và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
56 Hoạt động xúc tiến thương mại và trung gian thương mại theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Văn Tuyến // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 5 (349) .- Tr. 66-73 .- 340
Phân tích, bình luận bản chất pháp lý của các hành vi trong hoạt động xúc tiến thương mại và trung gian thương mại; từ đó chỉ ra một số hạn chế bất cập, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
57 Cơ chế một cửa và quy tắc xuất xứ: Những sáng kiến đẩy nhanh tiến trình “Thuận lợi hóa thương mại” trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean / Nguyễn Thị Thúy // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 6 (350) .- Tr. 69-74, 84 .- 340
Trình bày về cải cách thủ tục hải quan – cơ chế một cửa ASEAN, quy tắc xuất xứ ASEAN (Rules of Origin – ROO) và tự chứng nhận xuất xứ (Self-Certification).
58 Hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 / Phan Thị Phương Hiền, Lê Thị Minh Châu // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 2 (346) .- Tr. 21-26 .- 340
Phân tích một số hạn chế trong các quy định về hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phạm tội nhằm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
59 Vấn đề thuế quan và áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong thương mại Việt Nam - ASEAN / ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn // Tài chính .- 2017 .- Số 654 tháng 4 .- Tr.83-84 .- 658
Đánh giá những tác động này trong giai đoạn từ 2006 đến 2016 và đề xuất một số giải pháp để tận dụng những lợ ích cho thương mại VN.
60 Những tồn tại, thách thức và giải pháp tăng cường hiệu quả của khu vực thương mại tự do Asean / Lê Minh Tiến // .- 2016 .- Số 12 (199) .- Tr. 56-68 .- 340
Phân tích những tác động tiêu cực từ các vấn đề này và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).