CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại
1 Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU/ / Lê Thị Ánh Tuyết, Hoàng Vĩnh Long, Bùi Thị Diễm Hương // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 94-102 .- 332
Trên cơ sở phân tích thực trang, bài viết sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho XKTS Việt Nam sang thị trường EU. Từ đó, bài viết đưa ra một số chính sách nhằm phát triển XKTS Việt Nam sang EU theo hướng bền vững và vượt qua được những trở ngại hiện đang gặp phải.
2 Thương mại đầu tư của Trung Quốc với thị trường Châu Phi và bài học rút ra cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 54-63 .- 332
Phân tích thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với thị trường châu Phi và chỉ ra sự thành công trong quan hệ kinh tế này. Bài viết sử dụng số liệu phân tích từ mạng của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ 2010 đến 2021, cập nhật số liệu năm 2022.
3 Quan hệ kinh tế Việt Nam – UAE: Thực trạng và triển vọng khi ký kết hiệp định kinh tế toàn diện (CEPT) / Đinh Công Hoàng // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 3-9 .- 332
Tập trung làm rõ bức tranh hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE, trình bày những thuận lợi và khó khăn. Phân tích những triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – UAE khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) được ký kết.
4 Bản chất lợi ích thương mại / Nguyễn Thường Lạng // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 16-21 .- 658
Phân tích bản chất lợi ích thương mại từ góc độ điểm cân bằng, khác biệt giá và miền giá trị. Điểm cân bằng chỉ ra vị thế thương mại cân đối tại một thời điểm. Bài viết tập trung nghiên cứu lợi ích thương mại từ góc độ xuất – nhập khẩu, cụ thể là lợi ích mậu dịch.
5 Thương mại Việt Nam với Asean : thực trạng, vấn đề và giải pháp / Phạm Bích Ngọc, Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Quang Đại // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 72-83 .- 658
Nghiên cứu này đánh giả quan hệ thương mại của Việt Nam với ASEAN từ năm 1995 đến nay. ASEAN là thị trường khu vực quan trọng của Việt Nam suốt 28 năm qua. Có sự khác biệt rõ rệt trong quan hệ và cơ cấu thương mại của Việt Nam với từng nước trong khu vực. Các tác giả cho rằng, thương mại của Việt Nam với ASEAN vẫn còn một số hạn chế như: thiếu tính ổn định và chưa đồng đều, cơ cấu thương mại thiểu tính bền vững, năng lực cạnh tranh sản phẩm còn hạn chế, thương mại vùng biên có một số vấn đề còn tồn tại, công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả... Nghiên cứu này đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong ASEAN trong thời gian tới.
6 Cơ hội thương mại của doanh nghiệp Việt Nam tại Brazil / Trần Mạnh Tùng // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 34-36 .- 658
Trong những năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil liên tục tăng trưởng. Quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp đang được mở rộng một cách nhanh chóng, đồng thời chính phủ hai bên tổ chức nhiều hoạt động nhằm xúc tiến thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Brazil còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là rất quan trọng. Từ đó, mở ra cơ hội tiếp cận và phát triển thị trường này cho hàng hoá Việt Nam trong tương lai.
7 Tiêu dùng năng lượng, thương mại và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế / Phan Thị Thu Giang // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 112-120 .- 330
Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng trong các chương trình nghị sự tại các quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu đưa quốc gia vươn tới con đường thịnh vượng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của tiêu dùng năng ượng và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu dùng năng lượng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, qua đó phản ánh vai trò rất quan trọng của an ninh năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng khẳng định thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tăng trưởng, đặc biệt là tại các phân vị thấp. Tuy vậy, chưa có bằng chứng rõ ràng của tác động FDI đến tăng trưởng.
8 Cạnh tranh Mỹ - Trung về kinh tế trong thập niên thứ ba thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Hạ // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 97-108 .- 330
Trong thập niên thứ ba của thế kỉ XXI, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung bước vào một giai đoạn mới, toàn diện và khốc liệt hơn, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế. Các đường nét biển chuyển của cuộc cạnh tranh này sẽ là nhân tố định hình môi trường địa chính trị - kinh tế khu vực và toàn cầu trong những năm tới và đương nhiên sẽ tác động đến cả Việt Nam. Qua phân tích những diễn biến mới và trọng tâm của cuộc cạnh tranh, đối đầu chiến lược về kinh tế giữa hai nước, bài viết dự báo một số tác động và hàm ý đối với Việt Nam.
9 Hải quan Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu / Mai Thị Vân Anh // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 73-75 .- 658
Các giao dịch thương mại bất hợp pháp đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu do sự bùng nổ công nghệ thông tin cũng như làn sóng tự do hóa thương mại và đầu tư, là mối đe dọa đối với an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Với vai trò “người gác cửa nền kinh tế”, lực lượng hải quan thế giới cũng như Việt Nam đã, đang nỗ lực đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường tạo thuận lợi thương mại.
10 Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế / // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 62-64 .- 330
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Việt Nam đã và đang bắt nhịp xu hướng này và đạt những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế. Do vậy, cần có những pháp nhằm để thúc đẩy phát triển hơn nữa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.