CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương mại
61 Hoà giải thương mại – triển vọng và một số kiến nghị xây dựng pháp luật tại Việt Nam / Nguyễn Như Phát // Nhà nước và pháp luật .- 2016 .- Số 10 (342) .- Tr. 33-38, 45 .- 340
Chỉ ra những triển vọng cho sự phát triển phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải độc lập (hòa giải thương mại) tại Việt Nam; qua đó đề xuất một số kiến nghị cho các nhà lập pháp trong quá trình xây dựng Nghị định về hòa giải thương mại.
62 Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội trong thương mại / Trang Thị Tuyết // Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 479 tháng 10 .- Tr. 56-57,46 .- 330
Trình bày khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội trong thương mại và tiêu chuẩn kinh tế - xã hội trong thương mại.
63 Thâm hụt thương mại và điều chỉnh chính sách thương mại của Hoa Kỳ sau khủng hoảng tài chính 2008 / Nguyễn Minh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 04/2016 .- Tr. 42-50 .- 330
Phân tích thực trạng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung. Xu thế điều chỉnh chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
64 Những thay đổi trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở New Spain và hệ quả của nó (1521-1810) / NCS. Phạm Thị Thanh Huyền // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 55-63 .- 327
Đưa ra một số đánh giá ban đầu cho việc xem xét những thay đổi trong chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở New Spain – một phó vương đóng vai trò chủ trong hệ thống thuộc địa Mỹ Latinh – trong thời kỳ thuộc địa (1521-1810).
65 Tăng trưởng xanh và cơ hội thương mại đối với Việt Nam / Trần Hoàn // Môi trường .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 51 – 53 .- 338.9
Tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh với thương mại, đồng thời phân tích các cơ hội thương mại được mở ra từ tăng trưởng xanh của Việt Nam.
66 Thương mại Mỹ: Khủng hoảng và phục hồi / Nguyễn Minh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 10/2014 .- Tr. 3-12 .- 330.01
Trình bày những chính sách điều chỉnh về chính sách thương mại của Mỹ thời gian qua. Thực trạng thương mại quốc tế của Mỹ từ năm 2008 đến nay. Triển vọng.
67 Thâm hụt thương mại: Phân tích từ cách tiếp cận liên thời kỳ / Tô Trung Thành // Kinh tế & Phát triển .- 2014 .- Số 209 tháng 11 .- Tr. 69-81 .- 330
Bài viết sẽ nghiên cứu nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt Nam từ cách tiếp cận liên thời kỳ, theo đó, biến động cán cân thương mại là hệ quả của các quyết định tiêu dùng và đầu tư trong dài hạn đặt dưới những kỳ vọng tương lai, từ đó đưa ra khuyến nghị thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời bổ trợ thêm với một số chính sách liên quan đến FDI và chính sách tỷ giá để giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại tại Việt Nam một cách bền vững.
68 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thu hút đầu tư để phát triển thương mại / NCS. Phạm Xuân Tiến // Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 438 .- Tr. 42 – 46 .- 380.13
Chỉ ra những hạn chế trong môi trường kinh doanh của Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội trong thu hút đầu tư để phát triển thương mại trong thời gian tới.
69 Kinh nghiệm phát triển thương mại ở một số quốc gia trên thế giới và bài học áp dụng cho thành phố Đà Nẵng / ThS. Bùi Ngọc Như Nguyệt // Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Số 11+12/2010 .- 2010 .- Tr. 89-93 .- 382
Trình bày một số kinh nghiệm phát triển thương mại của các quốc gia, vũng lãnh thổ như: phát triển thương mại nhờ vào các loại hình khu kinh tế tự do (kinh nghiệm của Phố Đông - Thượng Hải - Trung Quốc), phát triển thương mại nhờ vào xây dựng các tuyến mua sắm quy mô quốc tế (kinh nghiệm Đường Orchard - Singapore), khôi phục và hiện đại hóa các loại hình phân phối truyền thống và áp dụng các loại hình phân phối hiện đại (kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc). Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm phát triển thương mại thành phố Đà Nẵng.
70 Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách thương mại của Nhật Bản / Đặng Thị Hiếu Lá // Nghiên cứu kinh tế, Số 9 (388)/2010 .- 2010 .- Tr. 64-73. .- 382
Tác giả bài viết giới thiệu các quá trình điều chỉnh các nhân tố cấu thành chính sách thương mại của Nhật Bản, mà Việt Nam có thể tham khảo.