Thương mại nội ngành và vai trò của Việt Nam trong mạng lưới sản xuất Châu Á: Cách tiếp cận từ cấu trúc
Tác giả: Nguyễn Bình DươngTóm tắt:
Sự tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc giảm bớt các rào cản thương mại đã tạo động lực cho các quốc gia tham gia vào chuyên môn hóa sản xuất quốc tế. Bài viết này nghiên cứu thương mại nội ngành (IIT) của Việt Nam và các nước châu Á. Thông qua việc phân tích chỉ số IIT trong 10 nhóm hàng cơ bản theo tiêu chuẩn SITC- Rev 3, bài viết phân tích cấu trúc thương mại nội ngành của Việt Nam trong những nhóm hàng có chỉ số IIT cao nhất. Kết quả cho thấy, trong mạng lưới sản xuất khu vực, Việt Nam chuyên môn hóa ở nhóm hàng nguyên liệu thô và nhiên liệu, trong đó thương mại nội ngành diễn ra chủ yếu ở các mặt hàng: quặng kim loại, dầu khí, quả và hạt có dầu. Ngược lại, một số mặt hàng như: than, nứa và gỗ, bột giấy phần lớn là thương mại liên ngành. Phần cuối của bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách để Việt Nam vượt qua các thách thức nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU/
- Thương mại đầu tư của Trung Quốc với thị trường Châu Phi và bài học rút ra cho Việt Nam
- Quan hệ kinh tế Việt Nam – UAE: Thực trạng và triển vọng khi ký kết hiệp định kinh tế toàn diện (CEPT)
- Bản chất lợi ích thương mại
- Thương mại Việt Nam với Asean : thực trạng, vấn đề và giải pháp