CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển du lịch

  • Duyệt theo:
92 Giải pháp phát triển ngành du lịch y tế tại TP. Hồ Chí Minh / Lý Thành Tiến // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 28-31 .- 910

Khái quát về du lịch y tế; phát triển du lịch y tế tại TP Hồ Chí Minh; một số giải pháp.

93 Tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương / Đoàn Nguyễn Khánh Trân, Lại Phi Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 284 .- Tr. 98-108 .- 658

Nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội, phỏng vấn cộng đồng địa phương với một mẫu thuận tiện 400 đáp viên và phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 4 nhân tố tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương tại Nha Trang bao gồm: kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Từ đó, bài viết cũng đã đề xuất một số kiến nghị để giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng.

94 Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa / Vương Mạnh Toàn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 24-26 .- 910

Trình bày kết quả đạt được và những hạn chế - nguyên nhân trong việc phát triển du lịch ở Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

95 Phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung : thực trạng và định hướng phát triển / Bùi Quang Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 509 .- Tr. 90-97 .- 910

Bài viết áp dụng các phương pháp khác nhau trên cơ sở số liệu thống kê các tỉnh thành trong vùng phân tích thực trạng và xác định các định hướng giải pháp phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung, kết quả cho thấy, du lịch của các tỉnh vùng duyên hải miền Trung đã có sự phát triển nhanh so với cả nước xét về quy mô và năng lực; nhưng dưới tiềm năng, còn chênh lệch lớn và chưa tạo ra sự cộng hưởng chung; sự phát triển du lịch của vùng chịu ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, lao động và môi trường kinh doanh.

96 Nguyên tắc phát triển bền vững của ngành du lịch và gợi ý cho tỉnh Hòa Bình / Bùi Đức Hậu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 570 .- Tr. 07-09 .- 910

Bài viết phân tích Phát triển bền vững và du lịch bền vững; Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; Các tiêu chí xây dựng khu du lịch sinh thái; từ đó đưa ra gợi ý phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình

97 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình / ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Nhâm Hiền // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 56-58 .- 910

Tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn – cơ sở cho sự phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình; Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình.

98 Phát triển du lịch bền vững tại Hội An – điểm đến di sản văn hóa thế giới: Thái độ của người dân địa phương / Hoàng Thị Diệu Thúy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 281 .- Tr. 73-82 .- 910

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và cũng là yêu cầu UNESCO đặt ra cho các di sản thế giới. Thông qua trường hợp của Hội An, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch bền vững tại một điểm đến Di sản văn hóa thế giới. Sử dụng phương trình cấu trúc tuyến tính phân tích 300 mẫu khảo sát, kết quả thu được cho thấy rằng người dân càng nhận thức rõ ràng về lợi ích của du lịch bền vững và càng gắn bó với nơi ở thì họ càng ủng hộ việc phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản lý để tăng cường sự ủng hộ của người dân như nâng cao nhận thức về giá trị di sản, và tập huấn kiến thức về du lịch văn hóa bền vững.

99 Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Minh Tuân // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 58-64 .- 910

Liên kết phát triển vùng du lịch cho phép khai thác những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác của vùng nói chung và của các địa phương trong vùng tham gia liên kết cho phát triển du lịch của vùng. Việc liên kết phát triển vùng du lịch tăng khả năng cạnh tranh và là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các lãnh thổ và giữa các doanh nghiệp du lịch. Theo đó, nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết giữa các vùng du lịch với nhau theo khía cạnh quản lý nhà nước (chính sách, quy hoạch, đơn vị cung ứng dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội …). Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đưa ra một số những hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Các giải pháp gồm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về liên kết du lịch; liên kết để tạo chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ liên kết, phát triển du lịch.

100 Liên kết vùng trong phát triển du lịch Nghệ An: những vấn đề và phương hướng giải quyết / Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Năng Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 52-54 .- 910

Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của cacs tỉnh Bắc - Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp liên kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tìm cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan trong quản lý, đầu tư về lĩnh vực du lịch và liên kết phát triển du lịch là việc làm cần thiết.