CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển du lịch
1 Phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc: Thực trạng và những tác động chủ yếu / Lương Thị Thu Phương // .- 2024 .- Số 4 (272) - Tháng 4 .- Tr. 56-66 .- 910
Trình bày thực trạng và những tác động chủ yếu của phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc. Trên cơ sở chĩ ra định hướng, phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của Trung Quốc. Bài viết sẽ bàn về các tác động tích cực và tiêu cực của hình thức phát triển du lịch này đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
2 Phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam hiện nay : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Yến, Trần Khánh Linh, Dương Thu Hương // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- .- 910
Bài viết phân ảnh thực trạng của du lịch nông thôn tại Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ hội cũng nên các vấn đề cần giải quyết để phát triển bền vững loại hình du lịch này.
3 Phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai / Nguyễn Thanh Trà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- 138-140 .- 910
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, du lịch cộng đồng được coi là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáocủa địa phương. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động cả tích cực và hạn chế đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở Lào Cai. Do vậy, nghiên cứu phân tích một số yếu tố tác động đến du lịch cộng đồng ở Lào Cai và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.
4 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Thị Hương Liên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 158-160 .- 910
Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là \chìa khóa vàng\ để các địa phương triển khai những sản phẩm du lịch độc đáo, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng. Quảng Bình thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ với nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thể phát huy hết những tiềm năng phát triển du lịch. Bài viết phân tích sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch, những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch gắn với liên kết vùng từ đó, đề xuất một số giải pháp cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
5 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang, Lưu Minh Ngọc, Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 68-70 .- 330
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc là cửa ngõ vào - ra của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nơi tập trung các tuyến đường, bến cảng hướng ra biển. Đặc biệt, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Đây là khu vực có những lợi thế, tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế du lịch.
6 Phát triển du lịch địa chất - giảm nghèo cho người dân một số địa phương tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 37-39 .- 910
Du lịch địa chất là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch đang nhận được sự quan tâm tích cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, bởi lẽ phát triển du lịch địa chất mang lại lợi ích cho du khách, người dân địa phương, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương. Du lịch địa chất có điều kiện phát triển gắn với những đặc điểm địa chất tự nhiên, tại Việt Nam, loại hình du lịch này chủ yếu được phát triển tại các địa phương miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch địa chất góp phần giảm nghèo cho người dân tại một số địa phương tại Việt Nam.
7 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang / Nguyễn Thị Thúy An, Nguyễn Hoài Thương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 13-15 .- 910
Du lịch là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang có những bước phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh. Bài viết sau đây đưa ra phân tích về những thành tựu đạt được và những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển du lịch tại Kiên Giang, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian tới.
8 Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch xanh tại Hà Nội / Bùi Ngọc Trâm // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 189 - 191 .- 910
Phát triển du lịch bền vững là rất quan trọng và đúng đắn trong thời điểm Việt Nam đang hội nhập sâu rộng. Hà Nội là một điểm đến du lịch ở Việt Nam với vị trí đắc địa, bề dày lịch sử văn hóa, tài nguyên du lịch phong phú. Thành phố cũng đã và đang làm tốt việc ứng dụng công nghệ số vào bảo tồn và phát triển, phát huy giá trị tài nguyên du lịch. Giải pháp sử dụng công nghệ số hứa hẹn sẽ giúp Hà Nội phát triển du lịch, sớm trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất khu vực phía Bắc và Việt Nam.
9 Marketing lãnh thổ gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh / Phan Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 197-199 .- 910
Marketing lãnh thổ góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, xây dựng danh mục sản phẩm có sức cạnh tranh riêng, tăng sức hấp dẫn của địa phương đối với khách hàng mục tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Hà Tĩnh là địa phương có địa lý, lịch sử, văn hóa phong phú, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên, đến nay du lịch Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. Bài viết này nghiên cứu về marketing lãnh thổ, từ đó đưa ra một số gợi ý về ứng dụng marketing nhằm phát triển du lịch cho tỉnh Hà Tĩnh.
10 Phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long : trường hợp thành phố Cần Thơ / Phạm Công Độ // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 43-45 .- 910
Nghiên cứu đưa ra một số hàm ý nhằm giúp cho thành phố Cần Thơ Phát triển lợi thế du lịch theo hướng liên kết vùng đồng thời góp phần đưa Cần Thơ thành trung tâm trong liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long