CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu
31 Vai trò của mối quan hệ cá nhân và chi tiêu nghiên cứu và phát triển đối với kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 55-66 .- 658
Bài viết này đánh giá tác động của mối quan hệ cá nhân và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam, sử dụng dữ liệu gồm 2.637 doanh nghiệp nhỏ và vừa và vận dụng mô hình hồi quy để ước lượng các tham số. Bằng chứng thực nghiệm cho biết rằng, doanh nghiệp nhỏ vừa có các mối quan hệ cá nhân và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển càng nhiều thì khẩu càng nhiều. Bài viết cung cấp một số hàm ý thực tiễn để hướng dẫn nhà quản lý nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xuất khẩu tại nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
32 Kết nối vận tải hàng hải trong vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 38-51 .- 658
Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Hai bước hệ thống GMM (Two-step system Generalized Method of Moments), và sử dụng các kiểm định cần thiết, để đảm bảo kết quả ước lượng của mô hình là vững, không chệch và phù hợp. Kết quả ước lượng của đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực. Kết quả thực nghiệm không những khẳng định tầm quan trọng của kết nối vận tải hàng hải đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn kết luận kết nối vận tải đường biển song phương hiệu quả sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý.
33 Tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc / Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 98-109 .- 658
Nghiên cứu này kết luận, khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc có tác động tạo lập thương mại thuần túy. Việc hình thành khu vực mậu dịch tự do này không chỉ có tác động tích cực đến thương mại giữa các nước thành viên, mà còn có tác động khuyến khích cả xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước thành viên và các đối tác thương mại ngoài khối.
34 Phân tích chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Đỗ Văn Tính // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 28-30 .- 658
Bên cạnh những lợi thế, việc phát triển hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết phân tích chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị cũng như việc phân phối hài hòa lợi ích của tác nhân tham gia.
35 Rủi ro trong xuất khẩu tại các doanh nghiệp Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp / Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phạm Thị Châu Quyên // .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 55 - 57 .- 658
Bài viết tập trung vào việc phân tích cụ thể bối cảnh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, né tránh hay chuyển giao rủi ro cũng như đề xuất được quy trình quản trị rủi ro tổng quát gồm 5 giai đoạn cho doanh nghiệp.
36 Phân tích khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam / Đặng Thu Hương // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 42-50 .- 658
Kết quả cho thấy: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với các sản phẩm HS03, 08, 10, 11, 14, 16; (ii) Có lợi thế so sánh, không có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với HS09; (iii) Không có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh hiện hữu đối với sản phẩm HS20, 22, 24. Kết quả định lượng cũng cho thấy đa phần lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng nông sản đều không ổn định và nhiều nhóm hàng lợi thế mất dần theo thời gian. Hàm ý chính sách chỉ ra việc phân nhóm các mã sản phẩm sẽ giúp xây dựng một chính sách phù hợp để phát huy lợi thế so sánh và xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản hiệu.
37 Ứng dụng kinh tế lượng không gian đánh giá tác động lan tỏa xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam / Nguyễn Ánh Tuyết, Phùng Mai Lan // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 12-22 .- 658
Nghiên cứu dựa trên bộ số liệu điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2010-2019 của Tổng cục thống kê, sử dụng mô hình dữ liệu mảng không gian đánh giá tác động của xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp theo tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xuất khẩu có tác động lan tỏa tích cực đến TFP của các doanh nghiệp được thể hiện thông qua kênh lan tỏa xuất khẩu theo chiều ngang, lan tỏa xuất khẩu ngược và tỷ trọng phần chia vốn nước ngoài. Tỷ lệ vốn vay bên ngoài cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả trong việc tăng TFP ở trong phạm vi mỗi tỉnh. Thu nhập của người lao động có tác động tích cực tới tăng TFP cả trong ngắn hạn và dài hạn nhưng lại có tác động tiêu cực cho các tỉnh lân cận. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thúc đẩy lan tỏa tích cực và hạn chế lan tỏa tiêu cực tới năng suất doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam.
38 Các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Thị Phương Dung, Đỗ Hoài Nam // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22-36 .- 657.98
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đo lường mức độ sẵn sàng xuất khẩu (XK) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố này. Bằng cách khảo sát 200 DNNVV đang và sẽ XK, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng XK của doanh nghiệp (DN) được thể hiện dưới các khía cạnh về tổ chức và sản phẩm. Bốn yếu tố tác động trực tiếp tới mức độ sẵn sàng XK bao gồm: yếu tố kích thích XK nội bộ, các yếu tố kích thích XK bên ngoài, hoạt động quốc tế hóa hướng nội và hoạt động chuẩn bị trước khi XK. Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho DN cũng như các nhà hoạch định chính sách.
39 Thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp hàng xuất khẩu Việt Nam / Lê Thị Vân Dung // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 227 .- Tr. 68-75 .- 658
1. Tổng quan các doanh nghiệp hàng xuất khẩu Việt Nam; 2. Thực trạng áp dụng QTTG tại các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam; 3. Đánh giá chung.
40 Phát huy tính bổ sung các lợi thế để tối đa hóa lợi ích thương mại nông sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn mới / Nguyễn Thường Lạng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 19 .- Tr. 3-9 .- 330
Bài viết chỉ ra vị trí, vai trò cơ chế tác động từng loại lợi thế đến sáng tạo lợi ích thương mại. Với vai trò bổ sung lẫn nhau các loại lợi thế, lợi ích thương mại khi xuất khẩu/nhập khẩu được hiểu rõ cơ chế vận hành, theo đó sẽ nhận thức được cách thức tối đa hóa lợi ích thương mại.