CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu
21 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang liên minh Châu Âu / Thân Văn Thanh // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 151-154 .- 332
Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đang xuất khẩu ra 185 nước trên thế giới. Trong đó, với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa khoảng 18.000 tỷ USD, Liên minh châu Âu được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Bài viết phản ánh tình hình, khó khănthách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam đến thị trường này, từ đó đề xuất một giải pháp cho thời gian tới.
22 Xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và một số đề xuất trong thời gian tới / Nguyễn Huy Oanh // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 17-23 .- 658
Bài viết tập khái quát và đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong thời đổi mới, cụ thể là trong giai đoạn 2010-2022, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới nhằm đưa xuất khẩu phát triển theo hướng bền vững.
23 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây của việt nam sang thị trường Châu Âu / Vũ Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 93-96 .- 332
Việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào thị trường châu Âu luôn phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng, an toàn thực phẩm và quy định kỹ thuật. Các sản phẩm khi xuất đi cần tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, và dư lượng thuốc trừ sâu. Các chứng nhận an toàn và thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng là lưu ý quan trọng cần ghi đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt cần cải thiện năng lực sản xuất, nắm vững quy định trên từng thị trường xuất khẩu tiến tới hợp tác với đối tác để tạo ra sản phẩm xanh và bền vững, qua đó nâng cao “khả năng cạnh tranh trên thị trường trái cây tại châu Âu.
24 Xuất khẩu nông sản Niệt Nam sang liên mi kinh tế Á – Âu: thực trang và giải pháp / Nguyễn Lan Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 89-92 .- 332
Nông sản là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường Liên minh kinh tế Á – Âu. Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ năm 2016 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những chuyển biến nhất định. Bài viết đánh giá khái quát tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại dự to Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
25 Mối quan hệ giữa động cơ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu của các DNVNN Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc / Mai Xuân Đào // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 43-45 .- 658
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm định mối quan hệ giữa động cơ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị và chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Qua khảo sát 111 doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị liên quan nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp và hàm ý chính sách liên quan hỗ trợ của Nhà nước và các bên liên quan được đề xuất.
26 Quan hệ với đối tác nước ngoài và hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam / Phan Thu Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 540 .- Tr. 64-73 .- 658
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, cũng như đưa ra kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm cải thiện, phát triển và thúc đẩy mối quan hệ với đối tác nước ngoài, từ đó nâng cao hiệu suất xuất khẩu của các doanh nghiệp VN trong thời gian tới.
27 Triển vọng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU / Chu Trọng Trí // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 39-40 .- 330
Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn trên thế giới, tỏng xu thế tiếp tục mở cửa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu việt Nam đã tham gia vào rất nhiều các hiệp định FTA thế hệ mới, trong đó có hiệp định EVFTA. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU hay EVFTA được đánh giá là một trong những điểm sáng lớn nhất của Việt Nam đã đạt được trong nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế tính tới thời điểm hiện tại. Bài viết sẽ đi vào phân tích các khía cạnh, từ đó đưa ra một số nhận định và đánh giá về triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong giai đoạn tới.
28 Tài nguyên dư thừa và khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Việt Nam / Đinh Thị Thanh Bình // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 312 .- Tr. 2-10 .- 330
Bài viết nghiên cứu tác động của tài nguyên dư thừa đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng mô hình xác suất tuyến tính (LPM) với dữ liệu chéo gộp của 346.135 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019. Kết quả ước lượng cho thấy dư thừa tài chính có hiệu ứng hình chữ U trong khi dư thừa nhân lực có ảnh hưởng không ổn định đến khả năng tham gia hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về những ảnh hưởng của các loại tài nguyên dư thừa đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà quản lý trong các doanh nghiệp, gợi ý rằng các nhà quản lý cần phân biệt được các loại nguồn lực dư thừa sẵn có và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất khẩu để có chính sách quản lý nguồn lực dư thừa phù hợp với chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp.
29 Một số lưu ý khi xuất, nhập khẩu hàng hóa với thị trường châu Phi / Nguyễn Thị Huế // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 66 – 67 .- 658
Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần xác minh rõ ràng đối tác, đủ tin cậy mới tiến hành giao dịch. Trong hợp tác với doanh nghiệp châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới tập quán kinh doanh, thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
30 Ứng dụng mô hình ARDL trong phân tích tác động của cơ cấu xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Thủy // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 310 .- Tr. 23-33 .- 658
Ứng dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), nghiên cứu đánh giá tác động của cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tới tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Các thước đo cơ cấu hàng hóa xuất khẩu khác nhau đã được sử dụng để có góc nhìn đầy đủ, đa chiều về tác động này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: (i) Trong ngắn hạn, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nói chung và đa dạng hóa theo chiều rộng có tác động ngược chiều, trong khi chưa thấy bằng chứng rõ nét về tác động của sự thay đổi thành phần xuất khẩu và đa dạng hóa theo chiều sâu tới tăng trưởng kinh tế. (ii) Trong dài hạn, đa dạng hóa, cả theo chiều rộng và theo chiều sâu cùng thể hiện rõ vai trò động lực với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu hàng hóa nói chung với tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Từ kết quả trên, một số luận giải và hàm ý đã được đề xuất.