CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Logistics
71 Chiến lược của các hiệp hội doanh nghiệp logistics trong phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam / Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Thanh Thuỷ // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 515 .- Tr. 51-60 .- 658
Xây dựng mô hình phát triển của ngành logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam, trong đó mô tả vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam với sự phát triển của ngành; xác định những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất chiến lược để các hiệp hội đóng góp cho sự phát triển của ngành
72 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống của Việt Nam / Nguyễn Văn Hóa, Lê Đức Niêm // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 88-97 .- 658
Nghiên cứu này xác định yếu tố ảnh hưởng đến xác suất cải tiến hiệu quả kỹ thuật (EFCH) và tiến bộ công nghệ (TECHCH) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Việt Nam với chỉ số EFCH đại diện cho năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và TECHCH đại diện năng lực canh tranh của ngành. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất cải tiến khả năng cạnh tranh của ngành và giữa các doanh nghiệp là khác biệt. Yếu tố tạo ra sức cạnh tranh của ngành liên quan đến các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Đặc biệt, yếu tố đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhưng làm giảm sức cạnh tranh của ngành. Do đó, các chính sách nên tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành F&B Việt Nam thông qua hỗ trợ xuất khẩu, phát triển con người hay gia tăng đầu tư thay vì hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp đơn lẻ thuộc ngành này.
73 Các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam / Cao Cẩm Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 597 .- Tr. 16 - 18 .- 658
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp logistics và chuỗi cung ứng, đưa ra một số khuyến nghị nhằm năng lực đổi mới của doanh nghiệp logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong thời gian tới.
74 Tầm quan trọng của logistics đối với xuất khẩu của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 23-33 .- 658.001
Bài viết đánh giá tầm quan trọng của logistics đối với xuất khẩu của Việt Nam với 48 đối tác xuất khẩu lớn trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2018. Dựa trên mô hình lực hấp dẫn (Gravity Model), nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hồi quy khác nhau để kiểm định tính bền vững của kết quả. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định logistics có tầm quan trọng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, hiệu suất hoạt động logistics của cả Việt Nam và các nước đối tác đều có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác thương mại chính, và mức độ tác động của logistics là lớn hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
75 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Logistics và hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại bị tác động bởi đại dịch Covid-19 / Nguyễn Đắc Hưng // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 151 .- Tr. 35-41 .- 658
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình tổ chức trung gian tài chính, hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác trong nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp trong hệ thống Logistics có mối quan hệ trực tiếp trên 6 góc độ: cùng hệ sinh thái giữa cơ sở hạ tầng Logistics với công nghệ ngân hàng số, hay dịch vụ ngân hàng điện tử; hoạt động thương mại điện tử, hay hệ thống cung ứng hàng hóa và dịch vụ điện tử; đầu tư vốn qua hình thức mua trái phiếu doanh nghiệp và cho vay vốn tín dụng các doanh nghiệp thuộc hệ thống Logistics; NHTM cung ứng dịch vụ bảo lãnh, mở L/C, bao thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới và các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu khác cho các doanh nghiệp Logistics;... Do đó, Đại dịch Covid- 19 tác động tích cực, tiêu cực đến hoạt động Logistics cũng tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng thương mại. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng này và đưa ra một số khuyến nghị.
76 Logistics tại Việt Nam có điểm yếu nhưng chưa có đủ chính sách mạnh để giải quyết / Trà Giang // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 247+248 .- Tr. 12-13 .- 658.5
Logistics Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế khi mở cửa hoạt động. Đại dịch Covid-19 càng thấy rõ bất cập trong hoạt động Logistics. Từ tình hình thực tế nếu ra những nguyên nhân, tình trạng và cách nhìn nhận đúng vai trò Logistics trong vận hành kinh tế.
77 Nhìn lại quá trình 10 năm đổi mới của ngành Logistics Trung Quốc (2009-2019) – bài học phát triển Logistics cho Việt Nam / Nguyễn Mai Đức // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 3(235) .- Tr. 17-29 .- 327
Đánh giá bối cảnh ra đời cũng như những thành tựu và hạn chế của kế hoạch này sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học để phát triển ngành Logistics của chúng ta.
78 Phát triển ngành dịch vụ logistics dưới tác động của đại dịch Covid-19 / Vũ Đại Đồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 43-45 .- 658
Đề cập đế tác động của đại dịch Covid-19 đến dịch vụ ngành logistics VN; động lực tăng trưởng ngành logistics trong thời gian tới; đề xuất, kiến nghị.
79 Phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam / Trần Việt Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 7 - 9 .- 658
Trình bày vai trò, thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.
80 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ Khmer nghèo tỉnh Trà Vinh / Nguyễn Thị Hồng Nhi, Phước Minh Hiệp // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 54(64) .- Tr. 67-72 .- 658
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ Khmer nghèo ở tỉnh Trà Vinh. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 172 hộ Khmer nghèo ở tỉnh Trà Vinh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Mô hình hồi quy Binary Logistic được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: trình độ học vấn, số lao động, tham gia tổ chức đoàn thể ở địa phương, và mục đích vay vốn có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ Khmer nghèo ở tỉnh Trà Vinh. Ngược lại, yếu tố khoảng cách làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.