CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Logistics

  • Duyệt theo:
91 Logistics trong tiêu thụ nông sản Việt / Trần Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 49-50 .- 658

Logistics là gì? Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi sản xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

92 Quá trình phát triển từ Logistics truyền thống sang logistics hiện đại ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 8(228) .- Tr. 27-34 .- 327

Tìm hiểu quá trình chuyển mình từ truyền thống đến hiện đại của ngành Logistics Trung Quốc, từ đó liên hệ với quá trình phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam.

93 Chất lượng dịch vụ Logistics tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Phúc Quỳnh Như // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 51(61) .- Tr. 60-68 .- 658

Nghiên cứu về thực trạng những vướng mắc, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của hoạt động Logistics tại Việt Nam để trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam.

94 Nghiên cứu phương pháp đánh giá đa tiêu chí xây dựng mô hình trung tâm logistics phù hợp với bối cảnh Việt Nam hướng đến phát triển bền vững / TS. Nguyễn Văn Khoảng, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa, ThS. Trần Quang Đạo // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 139-141 .- 658

Tổng hợp và khái quát hóa kết quả của các công trình nghiên cứu trước thành một tập hợp các tiêu chí sử dụng làm hệ thống đánh giá tham khảo cho việc xây dựng trung tâm logistics phù hợp với yêu cầu và bối cảnh phát triển của đất nước.

95 Xác định năng lực và kỹ năng nghề nghiệp và đề xuất cải thiệ chương trình đào tạo nhân lực ngành logistics Việt Nam / TS. Đinh Thị Thanh Bình // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 148-150 .- 658

Tổng hợp, xác định các yêu cầu về năng lực và kỹ năng nhân lực logistics và chỉ ra điểm yếu của sinh viên ngành logistics tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số nội dung cải thiện chương trình đào tạo ngành logistics.

96 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam / TS. Trần Trung Kiên // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 163-166 .- 658

Phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra các hạn chế trong quá trình hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời gian tới.

97 Phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam: Cần một chiến lược toàn diện / Bùi Văn Danh, Nguyễn Thị Hường // .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 136-139 .- 658

Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” do Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phố các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện chiếm 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỉ đô la Mỹ). Cùng với sự gia tăng nhanh của dịch vụ logistics trong nước (từ 20% đến 25%/năm), vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong ngành này đang được đặt ra một cách nghiêm túc và cấp bách.

98 Nghiên cứu sự phát triển hệ thống logistics Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Ngọc Ninh // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 101-108 .- 658

Nghiên cứu logistics luôn là đề tài có tính cấp thiết cao đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Chúng ta đang tham gia hội nhập quốc tế sâu sắc, thị trường được mở rộng và có nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi tham gia sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, logistics đang là một giới hạn cần vượt qua để gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hóa một cách hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics quốc gia từ thực tiễn tại Trung Quốc - một quốc gia rất phát triển sẽ là bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể học tập xây dựng nâng cao hiệu quả hệ thống logistics trong tương lai.

99 Ứng dụng công nghệ blockchain trong hệ thống logistics đô thị: Trường hợp của thành phố Hà Nội / Trần Thị Hương, Đỗ Bá Lâm // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 233-241 .- 658

Blockchain (chuỗi khối), là một công nghệ tiềm năng và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ tài chính, bán lẻ, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, chính phủ điện tử. Bài báo nghiên cứu tổng quan về blockchain và những tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào hoạt động logistics, quản lỷ chuỗi cung ứng nói chung và hệ thống logistics đô thị tại TP. Hà Nội nói riêng.

100 Phân tích tác động của hải quan đến cải thiện chỉ số năng lực quốc gia về logistics: Nghiên cứu đối với các quốc gia thành viên ASEAN / Vũ Duy Nguyên // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 31-40 .- 658

Bài viết tập trung phân tích tác động của hải quan đến cải thiện chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) trên phạm vi 10 quốc gia thành viên ASEAN. Nghiên cứu phát hiện 6 hoạt động quan trọng của hải quan: (i) Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), một cửa quốc gia (NSW); (ii) Cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan; (iii) Quản lý chuyên ngành; (iv) Quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ; (v) Phát triển đại lý làm thủ tục hải quan; (vi) Đối tác hải quan - doanh nghiệp có tác động đồng biến đến hai tiêu chí thông quan và chất lượng dịch vụ logistics trong cải thiện chỉ số LPI. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đối với các nước thành viên ASEAN.