CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Dầm

  • Duyệt theo:
101 Tính tần số dao động riêng của hệ dầm bằng phương pháp phần tử hữu hạn / Trịnh Tự Lực // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 109-112 .- 624

Phương pháp phần tử hữu hạn là một phương pháp quan trọng và không thể thiếu được đối với người kỹ sư dùng để phân tích và thiết kế kết cấu. Trong các công trình xây dựng, việc xác định được các tần số dao động riêng của hệ kết cấu là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, bài báo sẽ trình bày việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với việc xác định được các tần số dao động riêng của hệ dầm.

102 Tính toán độ tin cậy của dầm thép chữ I tổ hợp chịu uốn – xoắn / Hoàng Bắc An // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 53-57 .- 624

Trên cơ sở lý thuyết V.Z. Vlasov [5], tiêu chuẩn thiết kế [1,10,11] và lý thuyết độ tin cậy [3,7,8], bài báo này sẽ tính toán các ứng suất phát sinh do tải trọng lệch tâm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của tải trọng lệch tâm đến sự làm việc của dầm thép chữ I.

103 Phân tích động lực học dầm liên tục chịu tải di động có xét đến lực hãm / Nguyễn Trọng Phước, Lê Hoài Thương // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 73-78 .- 624

Phân tích động của dầm liên tục nhiều nhịp chịu tác dụng của tải trọng di động có xét đến tải trọng hãm (lực thắng). Mô hình tải di động được chọn gồm có khối lượng thân xe và bánh xe và các lò xo liên kết với nhau tương tự như hệ dao động theo phương đứng di động qua dầm.

104 Ứng xử động của dầm vật liệu chức năng trên nền đàn hồi phi tuyến chịu tải trọng điều hòa di động / Huỳnh Văn Quang, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 79-84 .- 624

Phân tích ứng xử động của dầm vật liệu chức năng trên nền phi tuyến chịu tải điều hòa di động dựa trên lý thuyết dầm Timoshenko. Phương pháp Newmark và Newton Raphson được áp dụng để giải phương trình chuyển động của dầm. Đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của các thông số như: hệ số vật liệu, vận tốc di chuyển của tải trọng, tần số lực, hệ số nền phi tuyến, hệ số nền chịu cắt, hệ số nền phi tuyến và tỷ số cản lên ứng xử.

105 Ảnh hưởng của việc bản sàn tham gia làm việc chung với dầm tới cốt thép sàn trong kết cấu sàn toàn khối / Phạm Thị Lan // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 85-88 .- 624

So sánh cốt thép chịu lực của bản sàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574 – 2012 với Tiêu chuẩn Châu Âu EC – 2. Từ đó cho thấy ảnh hưởng của lực cắt giữa cánh và sườn của tiết diện chữ T hoặc I đến cốt thép trong sàn là khá lớn.

106 Dầm bê tông cốt thép chịu tác động của lửa – lựa chọn phần tử cho mô hình nhiệt học trong ANSYS / ThS. Hoàng Anh Giang // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 9-17 .- 624

Qua so sánh về các biểu đồ phân bố nhiệt độ trên tiết diện dầm bê tông cốt thép xác định được qua thử nghiệm đốt và qua phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn với hai cách áp dụng tác động của nhiệt khác nhau lên mô hình dầm giống hệt như mẫu đã được thử nghiệm, bài viết muốn chứng minh cách tốt nhất để áp dụng tác động của nhiệt lên các mô hình tính toán nếu khả năng chịu lửa của mẫu được đánh giá bằng thử nghiệm theo ISO 834.

107 Nghiên cứu thực nghiệm khảo sát độ cong và độ võng của dầm bê tông cốt thép / ThS. Tạ Duy Hưng, TS. Nguyễn Tuấn Trung // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 25-32 .- 624

Giới thiệu một nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên bốn mẫu dầm bê tông cốt thép nhằm nghiên cứu sự phát triển độ võng, quan hệ mo men uốn – độ cong của dầm trước và sau khi xuất hiện vết nứt.

108 Thiết kế dầm cong ngang vê tông cốt théo theo TCVN 5574:2012 / Phùng Thị Hoài Hương // Xây dựng .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 109-114 .- 201

Dầm cong ngang bê tông cốt thép được sử dụng nhiều trong kết cấu nhà. Tuy nhiên các tài liệu hướng dẫn tính toán thiết kế dầm cong này còn hạn chế. Bài viết trình bày các bước thiết kế dầm cong ngang bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012.

109 Nghiên cứu ứng xử chịu uốn của dầm thép thành mỏng tiết diện tổ hợp từ thép tấm và ống / TS. Đỗ Văn Bình, ThS. Tạ Quốc Việt // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 33-37 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát ứng xử của cấu kiện dầm thép thành mỏng tiết diện tổ hợp từ thép tấm và thép ống tạo hình tiết diện vuông và tam giác chịu uốn thuần túy theo phương pháp lý thuyết và phương pháp phần tử hữu hạn. Nghiên cứu có xét ảnh hưởng của bề rộng tiết diện dầm đến khả năng chịu lực của tiết diện. So sánh kết quả của hai phương pháp áp dụng trong nghiên cứu này khá xấp xỉ bằng nhau và đánh tin cậy.

110 Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của dầm bê tông cốt thủy tinh (GFRP) so với dầm bê tông cốt thép / Trần Ngọc Thạch, Lê Công Bằng, Nguyễn Lâm Bình, Trịnh Minh Duy, Nguyễn Mai Chí Trung // Xây dựng .- 2018 .- Số 02 .- Tr. 51-53 .- 624

Trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép thủy tinh (GFRP) và cốt thủy tinh kết hợp cốt thép so với dầm bê tông cốt thép. Sáu dầm bê tông được gia cường bởi cốt thép và cốt GFRP đã được thí nghiệm cho đến khi dầm bị phá hoại. Ứng xử của dầm trước và sau khi nứt, từ khi cốt thép chảy dẻo đến khi dầm bị phá hoại được trình bày thông qua hệ tải trọng – độ võng. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng chịu lực của dầm có cốt GFRP lớn hơn gần hai lần so với dầm bê tông cốt thép.