CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Dầm

  • Duyệt theo:
1 Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động / Lê Hải Châu // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 149-153 .- 690

Trình bày thuật toán phần tử hữu hạn, chương trình và kết quả tính toán xác định đáp ứng động lực học của kết cấu dầm bê tông cốt thanh composite aramid tựa trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động chuyển động đều.

2 Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của sợi thép trong gia cường kháng uốn dầm bê tông cốt thép bằng bê tông chất lượng siêu cao / Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Văn Quang // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 56-59 .- 690

Trình bày nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép được gia cường kháng uốn bằng UHPC với các trường hợp có cốt sợi thép và không có cốt sợi thép trong lớp UHPC, đồng thời đánh giá hiệu quả gia cường bằng phương pháp bọc lớp UHPC ngoài vùng kéo của dầm bê tông cốt thép. Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

3 Khảo sát ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép khi cháy / Nguyễn Tuấn Trung, Nguyễn Trường Thắng, Phạm Thanh Tùng, Võ Mạnh Tùng // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 80-85 .- 690

Trình bày các nguyên tắc thiết kế và các phương pháp tính toán đơn giản cho dầm bê tông cốt thép chịu uốn theo tiêu chuẩn EN 1992-1-2 khi cháy. Quy trình tính toán theo phương pháp tra bảng, đường đẳng nhiệt 500oC và phân lớp được làm rõ. Từ đó, ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm khi cháy được khảo sát.

4 Dự đoán hệ số cường độ ứng suất cho dầm thép hình chữ W bị nứt dựa trên mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) / Mã Chí Hiếu, Phan Đức Tùng // .- 2024 .- Tháng 11 .- Tr. 100-103 .- 690

Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình ANN để dự đoán hệ số cường độ ứng suất K cho vết nứt hai đỉnh trong dầm thép chịu uốn. Mô hình ANN xem xét ba yếu tố đầu vào: tỉ số diện tích giữa bản cánh và bản bụng, chiều dài vết nứt và độ lệch tâm của vết nứt. Đầu ra mục tiêu của mô hình là hệ số cường độ ứng suất K đã được chuẩn hóa (tức là hệ số hiệu chỉnh F) được tính toán từ mô hình phần tử hữu hạn (FE).

5 Phương pháp tính toán mối nối dầm thép I bằng bu lông - bản nối theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1993-1-8 / Vũ Quốc Anh, Lê Dũng Bảo Trung, Nguyễn Hải Quang // .- 2024 .- Quý 3 .- Tr. 12-21 .- 690

Trình bày phương pháp tính toán mối nối dầm thép I bằng bu lông-bản nối theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1993-1-8: Eurocode 3. Các bước tính cho dạng mối nối này đã được bài báo đề cập một cách cụ thể và lô gíc bao gồm: phân phối nội lực tại vị trí nối vào các bộ phận của mối nối, tính toán và kiểm tra khả năng chịu lực của bu lông, tính toán và kiểm tra khả năng chịu lực của các bản nối cánh dầm và bản nối bản bụng dầm. Bài báo cũng nêu ra những vấn đề mới và khác biệt so với phương pháp tính toán mối nối cùng loại theo tiêu chuẩn Việt Nam. Ví dụ minh họa được thực hiện nhằm cụ thể hoá các vấn đề được nêu và đưa ra những nhận xét trong thiết kế mối nối.

6 Dự báo độ võng dài hạn của dầm bê tông cốt thép bằng mô hình học máy tối ưu hóa Jellyfish Search / Phạm Công Phương, Trương Đình Nhật, Nguyễn Hữu Anh Tuấn, Lê Thị Thùy Linh // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 112-117 .- 690

Nghiên cứu này tập trung vào phát triển một mô hình học máy sử dụng thuật toán tối ưu hóa Jellyfish Search để dự báo độ võng dài hạn của dầm bê tông cốt thép. Dựa trên bộ dữ liệu của nghiên cứu đã công bố, các mô hình học máy được xây dựng và đánh giá (bao gồm mô hình đơn và mô hình hỗn hợp) để chọn ra mô hình có độ chính xác cao nhất. Thuật toán tối ưu hóa Jellyfish Search được sử dụng để tối ưu hóa các tham số của mô hình được chọn.

7 Ảnh hưởng của tỉ lệ độ cứng dọc trục cốt FRP đến ứng xử uốn của dầm bê tông đặt cốt lai FRP/thép / Nguyễn Đức Sỹ, Bùi Văn Tuyên // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 96-100 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỉ lệ độ cứng dọc trục của cốt thanh polyme cốt sợi (FRP) đến mômen gây chảy cốt thép và khả năng chịu lực trên tiết diện thẳng góc của dầm bê tông đặt cốt lai FRP/thép. Để mô phỏng ứng xử của dầm, tác giả đã xây dựng mô hình dầm đặt cốt lai kết hợp từ các thanh cốt sợi thuỷ tinh và thanh cốt thép trên phần mềm Lira Sapr.

8 Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của dầm bằng phương pháp sai phân hữu hạn / Đoàn Văn Duẩn // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 119-123 .- 690

Giới thiệu những nội dung cơ bản của phương pháp sai phân hữu hạn và cách vận dụng nó để giải các bài toán thông qua các bài toán dầm cụ thể.

9 Độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao trong kết cấu lõi nhà cao tầng / Phạm Nguyễn Linh Khánh // .- 2024 .- Tháng 08 .- Tr. 90-93 .- 690

Bài báo tập trung vào độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao trong kết cấu lõi nhà cao tầng với tỉ số số l/d nhỏ hơn hoặc bằng 2. Dữ liệu thí nghiệm gồm 48 mẫu thí nghiệm được báo cáo trong nghiên cứu trước liên quan đến các mẫu dầm nối cao bê tông cốt thép với l/d ≤ 2 được tập hợp trong nghiên cứu này. Các phương pháp tính độ cứng hữu hiệu hiện hành như ACI 318, ASCE 41, NZS 3101, Paulay và Priestley, Vu et al. được trình bày. Kết quả so sánh với kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đề xuất của Vu et al. cho kết quả độ cứng hữu hiệu của dầm nối cao bê tông cốt thép với độ tin cậy cao.

10 Thực nghiệm nhận dạng tỉ số cản của kết cấu dầm thép bằng phương pháp phân tách miền tần số (FDD) / Trần Trung Đức // .- 2024 .- Số 673 - Tháng 6 .- Tr. 120-123 .- 690

Trình bày phương pháp lý thuyết và thử nghiệm nhận dạng tỉ số cản của kết cấu dầm thép bằng phương pháp phân tách miền tần số (FDD). Phương pháp này thuộc nhóm các phương pháp phân tích Model hoạt động, chỉ sử dụng dữ liệu đo phản ứng của kết cấu để xác định các đặc trưng động lực học của kết cấu (Tần số dao động riêng, dạng dao động riêng, tỉ số cản).